Ảnh hưởng của đau dạ dày khi mang thaiĐau dạ dày khi mang thai tác động nhiều tới chế độ ăn uống của mẹ. Nhất là trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, kích thước thai nhi ngày càng phát triển sẽ chèn ép khiến thể tích dạ dày thu nhỏ hơn. Vì vậy mà những mẹ bầu bị đau dạ dày thường gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng,…


Ngoài ra, đau dạ dày còn ảnh hưởng tới khẩu vị ăn của mẹ, khiến mẹ bầu dễ chán ăn. Điều này liên quan trực tiếp tới lượng dinh dưỡng mà mẹ bầu hấp thu vào trong cơ thể rồi truyền sang thai nhi. Nếu tình trạng chán ăn, kén ăn kéo dài, thai nhi có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân ngay từ trong bụng mẹ.


Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối, phải làm sao?Chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất chống lại bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối để cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh như sau:- Chia nhỏ bữa ăn: Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.


– Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.


– Bạn nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.


– Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.


– Những thức ăn được khuyên dùng nếu đau dạ dày khi mang thai là những loại có thể hỗ trợ giảm tiết dịch vị. Thực phẩm được các bác sỹ khuyên dùng là trứng và sữa, đây là những thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả axit trong dạ dày.


Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai chuẩn theo từng tháng


– Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng rất tốt cho dạ dày như, nếp, bột gạo và dinh dưỡng từ sữa.


Gừng, nước ép cải, ngó sen với củ cải hay khoai tây là những món ăn rất cần thiết để chữa bệnh dạ dày.


– Tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.


– Kiêng ăn những loại thức ăn có tính chất cứng, dày, khó tiêu hóa hoặc những thức ăn gây nóng hay dễ bị ngộ độc.


– Những thức ăn chiên, nướng, hay những món gỏi, món sống hay lạnh đều không nên ăn. Chỉ được ăn những món ăn đã qua chế biến bằng cách luộc, xào, hầm,…mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.


Cần chú ý chăm sóc sức khỏe của người mẹ, vì ảnh hưởng từ bệnh của mẹ có thể làm cho trẻ hạn chế phát triển. Ngoài ra các mẹ nên xét nghiệm nhận biết viêm loét dạ dày sớm để khắc phục tình trạng này một cách sớm nhất nhé!