Mặc dù chọc ối có thể mang đến nhiều thông tin về giá trị sức khỏe của thai nhi, thế nhưng các mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ về cách thực hiện và những rủi ro khi thực hiện phương pháp này. 

Chọc ối được xem là  thủ thuật lấy dịch ối của mẹ để sàng lọc các hội chứng về di truyền cho con. Các xét nghiệm này được chỉ định khi mẹ có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, Double test, Triple test có nguy cơ cao. Đây được xem là xét nghiệm xâm lấn và cân phải có các bác sĩ chuyên môn thực hiện. Dưới đây là những lưu ý khi chị em thực hiện xét nghiệm này. 

Chọc ối là gì? 

Chọc ối là một thủ thuật y học được chỉ định với các mẹ bầu có kết quả xét nghiệm Double test, Triple test nguy cơ cao. Phương pháp này thường được thực hiện trong khoảng từ 16 đến 24 tuần thai.

Khi chọc ối, các bác sĩ sẽ dùng một chiếc kim bỏng, rỗng xuyên qua thành bụng của mẹ, vào thành tử cung và thu được một lượng khoảng 10 - 15ml dịch ối cùng sự hỗ trợ của máy siêu âm để kiểm soát hướng đi của kim, tránh làm tổn thương cho con. Xét nghiệm chọc ối hết bao nhiêu tiền, điều này tùy thuộc vào từng phòng khám hay bệnh viện, ở địa phương nào...

Chi phí chọc ối thường phụ thuộc vào bệnh viện nơi mẹ lựa chọn để thăm khám và thực hiện. Vì thế nên không thể biết được mức giá chọc ối cụ thể của mỗi trường hợp, nhưng nhìn chung sẽ dao động từ khoảng 700.000 đồng - 2.500.000 đồng/lần.

choc-oi-01

Việc chọc ối có thể biết chắc chắn được tình trạng dị tật của thai nhi

Việc chọc ối có thể biết được chính xác thai nhi có khỏe hay không và có gặp phải các hội chứng như Down, Edwards, Patau,... sau khi sinh hay không và độ chính xác của chọc ối lên đến 99,99%. 

Tại sao phải chọc ối?

Thông thường, việc chọc ối để xác định rõ ràng hơn về những bất thường di truyền của thai nhi sau sinh. Một số khác cũng có thể tiến hành chọc ối xét nghiệm ADN với mục đích cấp dưỡng nuôi con, thay đổi khai sinh, xét xử thừa kế,... Tuy nhiên, chọc ối thường sẽ có một vài nguy hiểm cho cả mẹ và con nên chỉ với những trường hợp có nguy cơ cao, các bác sĩ mới chỉ định chọc ối bao gồm: 

  • Hình ảnh siêu âm bất thường
  • Từng có con bị dị tật di truyền 
  • Mẹ trên 35 tuổi
  • Chẩn đoán nguy cơ di truyền bất thường như hội chứng Down, bệnh lý hồng cầu, nhược cơ, xơ hóa nang, Tay-Sachs và các bệnh tương tự;
  • Chọc ối vẫn có thể thực hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, trong đó là các trường hợp cần xác định độ trưởng thành của phôi thai khi cần dừng thai kỳ do các bệnh ký như tiền sản giật;
  • Chọc ối cũng có khả năng phát hiện nhiễm trùng ối cho mẹ. 

choc-oi-02

Chọc ối được xem là thủ thuật xâm lấn nên vẫn có thể gây ra nhiều rủi ro cho mẹ

Bởi lẽ chọc ối là thủ thuật xâm lấn nên có thể có những rủi ro xảy ra, ảnh hưởng đến thai nhi và chính mẹ. Do đó, đưa ra quyết định chọc ối phải dựa trên tư vấn chuyên môn của bác sĩ và sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía cha mẹ. 

Chọc ối có nguy hiểm không?

Tuy chọc ối là phương pháp sàng lọc có độ chính xác cao, thế nhưng các mẹ nếu quyết định chọc ối cũng nên nghiên cứu rằng cơ thể sẽ bắt buộc đối diện với các nguy cơ như rò rỉ ối, viêm nhiễm, thai nhi bị tổn thương,.... Mặc dù chỉ chiếm 1% thế nhưng nó vẫn có thể xay ra tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe mẹ bầu. 

choc-oi-03

Quá trình chọc ối có thể diễn ra từ khoảng 20 - 30 phút

Trong quá trình chọc ối, bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng sức khỏe và tiến hành siêu âm để xác định vị trí thai nhi và đảm bảo tối đa độ an toàn cho con. Quá trình chọc ối sẽ diễn ra từ khoảng 20 - 30 phút. Đặc biệt, sau khi chọc ối, mẹ có thể gặp phải các tình trạng như đau rút, nhói,... Cuối cùng, dù mang thai ở độ tuổi nào, mẹ cũng nên thực hiện sàng lọc từ 3 tháng đầu tiên kết quả của các xét nghiệm sàng lọc sẽ là cơ sở để xác định có cần chọc ối hay không. Nhưng chọc ối bao lâu có kết quả, thường là trong vòng 2 tuần.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chọc ối thủ thuật đơn giản nhưng đầy rủi ro

Những rủi ro khi chọc ối

Dù chỉ có 1%, thế nhưng không phủ nhận chọc ối là một thủ thuật xâm lấn, thế nên gặp phải rủi ro là chuyện trong tránh khỏi: 

Sảy thai

Tuy chỉ có nguy cơ nhẹ từ 0,1-0.5%, thế nhưng việc chọc ối trong tam cá nguyệt thứ 2 lại khá nguy hiểm cho các mẹ bầu có sức khỏe yếu. Các nghiên cứu cho rằng, nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn nếu mẹ thực hiện chọc ối vào khoảng tuần 15 của thai kỳ. 

Rỉ ối

Sẽ có tình trạng vết rỉ không lành và xuất hiện rò rỉ qua âm đạo sau khi chọc ối. Tuy nhiên các mẹ nên bình tĩnh và phân biệt được đâu là rỉ ối và đâu là dịch âm đạo nhé. Nếu tình trạng này xảy ra quá nhiều, nên tìm đến bác sĩ gần nhất. 

Tạo vết thương cho con

Trong khi dò ối, cơ thể em bé cũng sẽ có lúc vô tình chuyển động và chạm vào đường đi của kim và gây trầy xước, tạo vết thương cho con. Tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm. 

Nhạy cảm Rh

Trường hợp này cũng rất hiểm xảy ra, là khi chọc ối sẽ làm con bị thương và từ đó các tế bào máu của con sẽ hòa cùng máu của mẹ. Nếu mẹ có máu Rh âm, cơ thể sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh (anti D) sau khi chọc dò nước ối. Điều này sẽ ngăn cơ thể sản xuất kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và làm hỏng các tế bào hồng cầu của thai nhi.

Nhiễm trùng ối 

Hiện tượng này cũng rất hiếm có, trừ khi cơ sở y tế lựa chọn không đảm bảo vệ sinh và gây nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng ối.

choc-oi-04

Nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi có quyết định chọc ối

Những điều cần lưu ý sau khi chọc ối

Đảm bảo sức khỏe mẹ bầu

Thực hiện phương pháp chọc ối khi mẹ bầu không mắc phải các bệnh về tim mạch. Một số mẹ thường lo lắng về cách đọc kết quả chọc ối, không biết kết quả chọc ối bất thường sẽ ra sao, kết quả chọc ối như thế nào là bình thường, hãy yên tâm vì bác sĩ sẽ giải đáp cặn kẽ cho mẹ vấn đề này. Thay vì căng thẳng, chú ý bồi dưỡng sức khỏe, ổn định tinh thần chính là điều mẹ cần làm hơn hết.

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Cần phải nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 1 tiếng. Sau khi chọc ối khoảng 2 tuần, mẹ bầu không nên di chuyển nhiều, vận động mạnh, tránh căng thẳng, mệt mỏi để tránh tình trạng rò rỉ ối. Mẹ thắc mắc sau chọc ối nên ăn gì thì câu trả lời của các chuyên gia là nên bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C, ăn uống thanh đạm...

Theo dõi thường xuyên

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần phải đi gặp bác sĩ ngay. Về vấn đề kiêng sau khi chọc ối, mẹ chỉ cần tránh quan hệ, mang vác vật nặng trong 1 ngày sau khi chọc ối. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì các hoạt động sinh hoạt sẽ trở về như bình thường.

Dù sao đi nữa, hãy nhớ rằng chọc ối thường được đưa ra khi kết quả có tác động đáng kể đến thai kỳ và quyết định cuối cùng là tùy thuộc vào các mẹ. Các bác sĩ sẽ đưa ý kiến và giúp chị em cân nhắc được các yếu tố trong việc quyết định của mình, chẳng hạn như độ mờ da gáy cao nhưng chọc ối bình thường, nên chọc ối hay làm xét nghiệm NIPT...

>>> Xem thêm bài viết tham khảo: https://www.webmd.com/baby/pregnancy-amniocentesis

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng

Tổng hợp những cách chăm sóc trẻ sơ sinh sai lầm nhiều mẹ mắc

8 chữ 'đừng' cha mẹ nhớ kỹ trong chuyện dạy con, lớn khôn không nhất thiết phải trong nước mắt