Khi bị sốt rất cao, co giật, trẻ có thể tiết nhiều đàm gây tắc đường thở, cũng có thể bị thiếu oxy não, tổn thương não do không hạ nhiệt tích cực khi co giật kéo dài.
Nếu trẻ bị sốt nhẹ và vẫn chơi giỡn bình thường, phụ huynh không nên ép trẻ phải nằm mãi trong nhà, có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng phải tránh lúc nắng gắt hay khi thời tiết xấu. Nếu trẻ bị sốt cao thì nên cho trẻ nằm nghỉ nơi yên tĩnh trong nhà, thỉnh thoảng cũng có thể cho trẻ ra sân để vận động một chút.
Theo các chuyên gia, một số trường hợp trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật (hay được gọi là nóng làm kinh), thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi (nhiều nhất từ 6 - 18 tháng) và hay tái phát (tỷ lệ tái phát 25%). Cơn co giật thường xảy ra ngắn (dưới 5 phút) và trẻ tỉnh táo sau co giật. Phụ huynh cần biết chăm sóc trẻ đúng cách để không đưa đến những tai biến do xử trí sai lầm.
- Đặt trẻ nằm nghiêng bên: Đàm nhớt chảy ra ngoài tránh tắc đường thở.
- Hút đàm nhớt nếu có sẵn dụng cụ hút.
-Cởi bỏ quần áo.
- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt Paracetamol liều 10mg/kg/lần(6 tháng – 1 tuổi: 1 viên 80mg; 1-5 tuổi: 1 viên 150mg)
- Thay khăn mới mỗi 2-3 phút.
- Ngưng lau mát khi nhiệt độ nách < 380C.
Nửa đêm thức dậy, mẹ phát hiện con suýt ngừng thở vì nguyên nhân 99% bố mẹ Việt đều mắc phải
Tham gia bình luận