Clean Beauty là một thuật ngữ làm điên đảo cộng đồng làm đẹp. Hơn 2 tỷ hashtag trên Instagram, hơn 1 tỷ kết quả trên Google là minh chứng cho cụm từ “clean beauty” được mọi người quan tâm nhiều như thế nào. Thuật ngữ mơ hồ này dùng để ám chỉ cho bất cứ một sản phẩm làm đẹp nào không chứa những thành phần có hại cho bạn và môi trường. Theo mặc định, bất kì các sản phẩm nào không lọt vào danh sách trên thì đều được coi là những mỹ phẩm bẩn và đang cố giết chết chúng ta. Liệu những điều chúng ta đang nói trên là đúng hay chỉ là một chiêu trò của việc tiếp thị sản phẩm.  

Nguồn gốc của Clean Beauty

Thuật ngữ Clean Beauty xuất hiện trào lưu ăn uống sạch sẽ trở thành một xu hướng được nhiều người theo đuổi vào khoảng 2 thập kỉ trước, khi những cuốn sách như The Eat-Clean Diet của Tosca Renolds năm 2007 khiến mọi người đổ xô đi tìm nước ép xanh.

Chẳng bao lâu sau, giới thượng lưu Hollywood cũng bắt đầu theo đuổi xu hướng ăn uống sạch sẽ này và tạo nên một cơn sốt mới trong giới làm đẹp. Goop yêu thích sức khỏe của Paltrow đã mở một cửa hàng điện tử vào năm 2012, quảng cáo ăn uống sạch và làm đẹp không độc hại, trong khi đó, Jessica Alba cũng cho ra mắt một cửa hàng tương tự có tên là Honest Beauty vào năm 2015.

Victoria Buchana, nhà phân tích cao cấp tại The Future Laboratory, cho biết xu hướng này xuất hiện là do mất lòng tin vào nhiều hãng mỹ phẩm. Victoria cho biết: “ Do chuỗi cung ứng bí mật và thuật ngữ mới không được kiểm soát, lĩnh vực làm đẹp đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ những người tiêu dùng đang tìm kiếm sự trung thực, hiệu quả và đơn giản. Vì vậy, khi người tiêu dùng xem xét kỹ lưỡng hơn những thành phần có trong các sản phẩm họ bôi lên da và lúc này mỹ phẩm sạch trở thành một tiêu chuẩn mới trong ngành làm đẹp.”

Những điều bạn dễ bị lầm tưởng về Clean Beauty

#1: Các mỹ phẩm thiên nhiên chắc chắn tốt cho da của bạn hơn so với mỹ phẩm “hóa chất”

Nhà sinh hóa mỹ phẩm và là người sáng lập Elequra Nausheen Qureshi cho biết: “Sử dụng các mỹ phẩm tự nhiên hay hữu cơ không phải lúc nào cũng giải quyết được các vấn đề về da của bạn. Nó thậm chí còn khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn nếu không được tạo ra một công thức cụ thể”. Tiến sĩ Mahto cho biết thêm: “Hầu hết các sản phẩm được gọi là mỹ phẩm sạch thường không có một nghiên cứu lâm sàng về các thành phần trong đó. Do vậy, hiệu quả mang lại không như bạn mong muốn”.

hình ảnh

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều sản phẩm làm từ tự nhiên như các mặt nạ thiên nhiên hay còn gọi là mỹ phẩm sạch sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Nausheen cảnh báo: “Nếu chúng ta chuyển hoàn toàn sang chiết xuất từ thực vật cho tất cả các sản phẩm chăm sóc da của mình sẽ gây ra một gánh nặng để sản xuất một khối lượng khổng lồ để đáp ứng được nhu cầu đó. Từ đó, sẽ dẫn đến một loạt vấn đề về sản xuất, tăng chi phí và thiếu hụt”. Điều đó cũng xảy ra tương tự với gỗ đàn hương của Ấn Độ, loại gỗ đã bị thu hoạch quá mức và có thể bị buôn bán bất hợp pháp do nhu cầu cao trong ngành sản xuất nước hoa.

#2: Phải tránh xa tất cả các sản phẩm có chứa Paraben

Vào những năm 1950, paraben bắt đầu được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp nói chung và chăm sóc da mặt nói riêng, nó có chức năng như một chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm. Năm 2004, một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi của Đại học Reading đã tìm thấy dấu vết của paraben trong mô vú của 40 người phụ nữ bị cắt bỏ vú. Điều này đã chứng minh rằng paraben có khả năng xâm nhập vào da. Và nhiều người đồn thổi rằng, tác hại của paraben đối với da vô cùng lớn và gây ra nhiều hậu quả nghiêm 

hình ảnh

Điều này khiến cho nhiều người lo sợ rằng chất paraben có khả năng gây ra ung thư vú dẫn đến việc nhiều người ngưng sử dụng mỹ phẩm khi thấy có thành phần parabens trong đó và bắt đầu chuyển sang xu hướng xài mỹ phẩm sạch. Tuy nhiên, NHS Direct lại chỉ ra rằng: “Việc paraben có trong các mẫu mô vú được lấy ra từ những phụ nữ bị ung thư vú không có nghĩa là parabens gây ra ung thư. Ung thư vú được biết là có nhiều yếu tố gây ra và việc các bất kì các chất hóa học đơn lẻ nào là yếu tố nguy cơ chính là hoàn toàn không khả thi”. Và cho đến thời điểm hiện tại, chưa một nghiên cứu cụ thể nào có thể chỉ ra tác hại của paraben đối với cơ thể của chúng ta.

#3: Hóa chất trong mỹ phẩm sẽ gây vô sinh

Nhiều người nghĩ rằng paraben là nguyên nhân chính gây ra vô sinh, suy nghĩ này thực sự là một sự sai lệch vô cùng lớn. Trang web của Cancel Research cho biết mặc dù paraben có nhiều điểm tương đồng với estrogen, nếu liều lượng estrogen trong người quá cao sẽ gây ra vô sinh.

hình ảnh

Tuy nhiên, hàm lượng paraben có trong mỹ phẩm vô cùng nhỏ và bất kì các tác dụng phụ nào của parabens cũng bị lấn át bởi các estrogen được sản xuất tự nhiên trong cơ thể chúng ta. Và bất kì paraben nào liên quan đến vấn đề sinh sản đều bị cấm sử dụng trong ngành công nghiệp làm đẹp.

#4: Sulphates là chất độc hại

Cũng giống như paraben, nhiều người nghĩ sulphates là chất hóa học gây kích ứng da, gây ảnh hưởng xấu cho da dẫn đến các tình trạng vảy nến, khô da. Nhưng thực chất thì không phải như vậy, sulphates chỉ đơn giản là chất loại bỏ dầu cho các nàng da dầu mụn và tạo bọt. Cho dù bạn có sử dụng các sản phẩm rửa mặt tự nhiên đi chăng nữa thì da của bạn cũng sẽ khô hơn trước một chút.

hình ảnh

Việc sử dụng sulphates trong mỹ phẩm sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả nhanh chóng. Nếu bạn bị dị ứng trong khi sử dụng mỹ phẩm thì hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và đừng tự chẩn đoán bệnh của mình mà hãy đến bác sĩ da liễu để được tư vấn xem bạn đã bị mẫn cảm với cái gì.

#5: Sử dụng sản phẩm có thành phần Palm oil (dầu cọ) là giết môi trường

Nhiều người vẫn thắc mắc là Palm oil là gì và tại sao nó lại có mặt trong nhiều mỹ phẩm đến vậy. Palm oil chính là dầu cọ, được sử dụng nhằm tăng tính hiệu quả, tăng độ dính và tạo kết cấu cho sản phẩm. Theo thống kê, cứ 10 sản phẩm làm đẹp là có tới 7 sản phẩm có chứa dầu cọ.

hình ảnh

Chính vì tần suất sử dụng của nó quá lớn mà rất nhiều người dân ở Malaysia và Indonesia chuyển sang canh tác loại cây trồng này, dẫn đến tình trạng chiếm đất, phá rừng hàng loạt, làm mất môi trường sống của các loài động vật hoang dã. Và nhiều người ngưng sử dụng dầu cọ vì họ cho rằng dầu cọ gây nguy hại cho môi trường. Nhưng tại sao, dầu cọ vẫn được sử dụng nhiều trong các sản phẩm làm đẹp của nhiều hãng trên thế giới?

Ngoài công dụng được nêu ở trên thì dầu cọ còn cho năng suất cao trên một diện tích nhỏ, phát triển lên đến 25 năm và cho thu hoạch quanh năm. Nếu nhìn vào chi phí năng lượng so với các loại dầu tự nhiên khác thì dầu cọ có chi phí rẻ hơn nhiều.

Để bảo vệ môi trường trong việc trồng và khai thác dầu cọ, Hội nghị bàn tròn về Dầu cọ bền vững (RSPO) được thành lập. Bên cạnh đó, các thương hiệu lớn như The Body Shop, Dr.Hauschaka cam kết sử dụng dầu cọ của RSPO. L’Oréal cũng cam kết 100% truy xuất nguồn gốc đối với việc sử dụng dầu cọ của mình và Estée Lauder đã áp dụng chính sách không phá rừng. Như vậy, đáp án cho câu hỏi Palm oil là gì cũng đã tìm được câu trả lời và việc dầu cọ được sử dụng trong mỹ phẩm không gây hại cho môi trường như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm ra một phương pháp chăm sóc đúng đắn cho làn da. Clean Beauty hay mỹ phẩm sạch suy cho cùng cũng chỉ là những thuật ngữ mơ hồ không được định nghĩa cụ thể và cũng đừng tự định nghĩa chúng để dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc trong quá trình chăm da của mình.