Như đã biết các giai đoạn khủng hoảng của trẻ nguyên nhân chính là do trẻ chưa thích nghi kịp với những kỹ năng mới đột ngột đến với bé. Để giúp bé bớt cáu gắt trong các gđ khủng hoảng thì việc của mẹ chính là giúp con hoàn thiện kỹ năng bé muốn học nhanh nhất có thể.


Đầu tiên các bé sẽ phát triển về vận động cơ bắp trước, theo thứ tự từ trên xuống từ đầu - cổ - thân trên - chân. Ví dụ: trẻ 1 tháng tuổi có thể ngóc đầu, khoảng 2-3tháng có thể nâng ngực lên, 5 tháng bé có thể ngồi đc trên đùi, 6-7 thánh tự ngồi, 8-9 tháng co thể bò và vịn đứng lên, 11-12 tháng bé có thể đi chập chững. Hoàn toàn khớp với các tuần phát triển tinh thần.


  Mẹ cần quan sát xem bé đang học kỹ năng gì và hõ trợ bé. Ví dụ vào tuần 4-5 bé đang tập ngóc đầu lên, mẹ có thể cho bé tập tummy time cho bé cơ hội được luyện tập vì lúc này con chưa thể tự lật sấp lại được. Hoặc khi bé có biểu hiện cố nghiêng người sang một bên là lúc con đang tập lật tương ứng khoảng tuần 8-12 tuỳ bé, lúc này mẹ giúp bé vắt chân sang để con dùng lực thân trên lật qua trước sau đó là để bé tự vắt chân sang và lật ( Tuỳ vào khả năng của mỗi bé để tập kỹ năng này nên các mẹ không nên so sánh con mình với con nhà người ta các mẹ ạ )

   Sau khi lật trẻ sẽ muốn vươn mình về phía trước nhưng bé chưa thể chống đc đầu gối lên, lúc này mẹ có thể giúp con làm bàn đạp tiến lên con sẽ rất thích thú cho xem. Giai đoạn này bé con sẽ hì hục cả ngày với những kỹ năng này và khá khó chịu vì muốn nhưng không làm được nên các mẹ hãy khuyến khích và vỗ về bé nhiều hơn nha.


  Tiếp đến là sự phát triển của bàn tay. Tay bé sẽ phát triển từ phần giữa cơ thế hướng ra ngoài: cánh tay - bàn tay - ngón tay. Động tác đầu tiên của trẻ sẽ là nắm, bé biết nắm tay mẹ từ rất sớm và thường xuyên nắm tay trong khoảng1 tháng đầu đời. Khi được 4-5 tháng trẻ có thể với và nắm chặt đồ vật, sau 5 tháng trẻ có thể phán đoán được vật đó có nằm trong tầm với của mình hay không. Trẻ sẽ dùng tay để khám phá tất cả đồ vật xung quang ngay cả lưỡi của mình khi cho tay vào miệng. Thường trẻ dưới 1 tuổi nắm nhiều hơn và chưa biết buông đồ vật đưa cho người khác. Tuy nhiên với sự luyện tập hằng ngày con có thể hiểu phần nào mẹ đang muốn con làm gì.Cụ thể mình sẽ hướng dẫn bài tập nắm thả này nha. 


1. Thời điểm: để bắt đầu tập nắm thà là khi mẹ đưa một vậy cho bé mà bé biết giữ lại không bị rơi.


2.  Vật dụng: cần có một đồ chơi dễ cầm và phát ra tiếng kêu.


3. Thực hiện: Đầu tiên mẹ cho bé ngồi trên đùi hoặc ngồi trên ghế. Lắc đồ vật khiến bé tập trung vào vật đó. Sau đó mẹ đưa cho bé và nói "nắm", thông thường trẻ sẽ nắm chặt và không chịu buông ra. Lúc này mẹ gỡ tay bé cho đồ vật rơi xuống đất và nói "thả". Khi đồ vật rơi xuống sẽ phát ra tiếng kêu để tiếp tục sự chú ý của bé, và lại tiếp tục nhặt cho bé. Mỗi ngày chỉ nên chơi 1 lần và chơi khi nào bé tập trung nhất. Nêu mẹ đem ra mà con không chú ý thì mẹ nên bày trò khác đợi lần sau tiếp tục chơi. 


 Bài tập này không chỉ giúp bé luyện tập bàn tay mà còn giúp bé rèn sự tập trung và phán đoán kết quả. Các mẹ không quên khen bé để bé thích thú với trò chơi hơn nhé. Chúc các mẹ thành công!