Nút chờ là gì? Khi con bắt đầu khóc mẹ không can thiệp ngay mà đợi chút để biết chính xác con cần gì để giúp con gọi là nút chờ. 


   Thực tế nút chờ có thể sử dụng vào tất cả những lúc con khóc để biết chính xác con mệt, con đói hay con khó chịu... nút chờ khi con chuyển giấc giúp con tìm cách nào đó để tự trấn an tiếp tục chu kỳ ngủ mới và chờ giúp mẹ xem con đã học được khả năng đó hay chưa, hãy để con phát huy khả năng của con.


  Thật sự nút chờ là chân lý kiên trì sử dụng nút chờ là quyết định đúng đắn của mình. Vậy mình đã dùng nút chờ như thế nào?? Sau đây mình sẽ trình bày cả cách hướng dẫn dụng nút chờ theo sách và cách mà mình áp dụng với bạn nhà mình, các mẹ có thể tham khảo và chọn cách nào phù hợp với con mình nhất nhé vì mẹ luôn là người hiểu con nhất!


Cách áp dụng nút chờ khi chuyển giấc


   Khi bé bắt đầu khóc to mẹ bắt đầu tính nút chờ theo độ tuổi phù hợp. Sau nút chờ nếu con tự ngủ lại là quá tuyệt. Nếu con không ngủ lại mẹ vào hỗ trợ con đến khi con thư giãn rồi đặt con xuống vỗ đến khi con ngủ. Đối với trẻ dưới 6w chỉ nên dùng nút chờ 1 lần trong 1 nap. Đối với trẻ trên 6w sau nút chờ con ngủ tiếp trên 20' thì lại tiếp tục chờ. Nếu con ngủ ít hơn 20' thì mẹ vào hỗ trợ con ngủ tiếp.


  ✨ Nút chờ theo độ tuổi như sau:

-dưới 3w: chờ 1-3'

-3w-6w: chờ 3-5'

-6w-8w: chờ 5-7'

-8w-16w: chờ 10-15'

>16w: chờ trên 15'.

   Còn việc sử dụng nút chờ 3-5-7 hoặc 5-7-10 là cách sd nút chờ để tập tự ngủ kết hợp với các phương pháp tập tự ngủ nữa chứ không phải dùng để chuyển giấc các mẹ nha. 

   

   Nói như thế nhưng nghe con khóc 1' mà lâu như 1h vậy nên mình ko thể nào chờ theo thời gian trên được. Đối với con mình thì mình chờ theo khả năng chịu đựng của mẹ vì con gào quá ghê. Nhưng mình cũng ko chờ quá ngắn vì lúc này con chưa học được gì và nếu con lớn hơn thì tự kéo dài nút chờ thêm một chút. Thường mình chờ khoảng 5' đến 7'. 


   Việc sử dụng nút chờ phải liên tục từ 7-10 ngày sẽ có sự thay đổi nếu sau thời gian này mà con ko vào nếp được thì mẹ nên dùng pp cũ đễ hỗ trợ con sau khoảng 2 tuần sau thì lại tiếp tục chờ. Mình cũng có 1 thời gian ko nghe nổi con khóc nên sử dụng cách nằm kế bên con cựa cái là hỗ trợ ngay. Nhưng đến 1 lúc con thấy mẹ nằm bên là ngoác miệng cười cho ti giả cũng ko chịu ngủ lại phải khóc mới ngủ thì mình bắt đầu dùng nút chờ triệt để từ khoảng 17w đến 19w qua bão là con cũng tự chuyển giấc ngon lành.

Lưu ý: khi chuyển giấc cần càng yên tĩnh càng tốt để bé ko bị kích thích tỉnh luôn. 

Khi vào hỗ trợ ưu tiên hỗ trợ bé tại giường trước nếu bé ko nín thì mới bế lên wd rồi lại đặt bé xuống. Nếu đặt xuống bé tiếp tục khóc thì chưa bế vội hãy làm mọi cách để bé nín có thể ôm bé nhưng ko bế bé lên để bé quen dần nhé các mom


Đây là bài viết chia sẻ về cách sử dụng nút chờ của riêng mình thôi nhé nên xin phép ko bàn luận đúng sai.