Thú thật với các mẹ, em cũng là một bà mẹ có con trạc tuổi của cháu Trần Trung Nghĩa, mấy này nay thấy dân cư mạng chia sẻ về câu chuyện của cháu bé mà xót xa vô cùng. Thử hỏi ai làm cha, làm mẹ mà không thương con mình, ngay cả khi con mình không lành lặng bình thường mình vẫn hết mực thương yêu chứ đừng nói gì cháu Nghĩa đẹp trai sáng trí thế kia, tương lai sau này vô cùng rạng rỡ, vậy mà mọi thứ chấm dứt dưới những nhát dao biến thái và oan nghiệt đó.



webtretho



Có làm cha làm mẹ mới hiểu hết nỗi đau xé lòng khi nhìn giọt máu 9 tháng 10 ngày mình mong chờ giờ chỉ còn là cái xác lạnh trước mắt mình các mẹ ạ. Mất đi một đưa con cứ như là cắt đi một phần da thịt của chính mình, đứt tay chút xíu mình còn đau huống hồ gì là mất đi "khúc ruột" của mình. Thế nên em rất đau đớn và đồng cảm với gia đình của cháu Nghĩa các mẹ ạ. Là mẹ bỉm sữa ở nhà trông con, bận bịu đủ việc gia đình chứ hàng ngày cứ đợi dỗ con ngủ trưa là em lại tranh thủ thời gian rỗi để theo dõi tin tức vụ của cháu Nghĩa.



Ngày nào em cũng tìm đọc những thông tin về cháu mong cảnh sát sớm tìm ra hung thủ để cháu yên lòng nơi chính suốt và gia đình nguôi ngoai phần nào, vô tình em đọc được 1 bài viết rất hay của 1 thám tử nghiệp dư tên Việt, anh đã đưa ra những gia thiết những tình huống vô cùng hợp lý và thú vị có thể giúp cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra hung thủ.



webtretho



Em xin được chia sẻ toàn bộ lập luận của anh ở đây để các mẹ đọc nhé:



"Thám tử nghiệp dư tên Việt dự đoán hung thủ quen biết với gia đình Trần Trung Nghĩa nên mới dễ dàng đưa cháu đi mà không gặp sự phản kháng. Ngoài ra, thám tử này còn gợi ý công an tìm hung thủ sát hại bé Trần Trung Nghĩa qua bài viết dưới đây:



Một cháu bé 6 tuổi thừa sức kêu cứu khi bị người lạ muốn bắt, muốn tiếp cận để đánh thuốc mê cũng không dễ dàng. Đã có nhân chứng nói, nhìn thấy 2 người bịt mặt chở cháu đi.



Vậy tại sao mẹ cháu và hàng xóm không nghe tiếng cháu kêu khi mất tích? Vì sao 2 người bịt mặt chở cháu đi mà cháu cũng không khóc hoặc kêu cứu?



Câu trả lời: Hung thủ là người nhà hoặc quen biết với gia đình nạn nhân. Không loại trừ các phi vụ làm ăn của gia đình dẫn tới hận thù.



webtretho



Những nhát dao biết nói



Có thể dựng lại vụ án này như sau:



- Do xích mích hoặc ghen tuông gì đó với gia đình mà hung thủ đã lên kế hoạch bắt cóc bé để đe doạ, tống tiền, hoặc trả thù?



- Hung thủ biết rõ giờ giấc sinh hoạt của gia đình và đã theo dõi từ lâu. Ngay khi bố bé Trần Trung Nghĩa vừa đi công chuyện, hắn đã lập tức lên kế hoạch.



- Lợi dụng mẹ bé đang nấu cơm, thấy cháu chơi ngoài sân mà bố cháu lại vừa đi, hung thủ đã tiếp cận và dụ dỗ cháu. Do quen biết, cháu lập tức nhận ra người quen và vui vẻ nghe theo. Có thể là hung thủ rủ cháu đi chơi hoặc đi mua gì đó.



- Sau khi bắt cóc, hung thủ chưa làm gì bé Nghĩa vì cháu có thể vẫn vui vẻ ăn uống và nói chuyện với y. Hung thủ liên hệ để có thể bán cháu hoặc làm gì đó trong thời gian này?



Tuy nhiên, sau 1, 2 ngày thì cháu bắt đầu đòi về nhà và quấy khóc. Mặt khác, dư luận dậy sóng làm cơ quan pháp luật vào cuộc. Các ngả đường và bến xe bị kiểm soát gắt gao. Kẻ mua cháu lập tức không dám hành động, nên liên hệ lại với hung thủ là huỷ đơn hàng?



- Hung thủ hoang mang, đơn hàng đã huỷ (?), dư luận dậy sóng, nạn nhân biết mặt. Nếu thả ra, chắc chắn bé Nghĩa sẽ kể lại cho gia đình biết.



Vậy phải làm sao? Chỉ có cách giết cháu Nghĩa.



- Hung thủ đã ra tay nhằm che giấu tội ác của mình. Nếu ra tay gần nhà, vật chứng dễ bị phát hiện mà đi xa lại càng không thể. Đây chính là lý do tại sao cháu Nghĩa được phát hiện chỉ cách nhà 2km.



Nếu là người qua đường, không quen biết, dù bỏ thuốc mê xong, bắt bé Nghĩa đi được nhưng khi dư luận dậy sóng, chắc chắn hung thủ sẽ thả ra vì cháu không biết hung thủ và hắn cũng chẳng làm gì được nữa khi giữ cháu thêm.



Cơ quan công an cần nhanh chóng:



- Bảo vệ hiện trường. Không cho bất cứ ai đến gần, kể cả gia đình.



- Từng dấu chân để lại, từng tư thế của cháu, từng hạt bụi trong móng tay cháu... cần được kiểm tra.



- Bất cứ thứ gì trên người cháu cần kiểm tra lại. Có thể cháu sẽ cào cấu, bấu véo hung thủ hoặc hung thủ để lại tóc trên người cháu khi gây án. Khi đó xét nghiệm AND, mọi vật chứng thu được.



- Rà soát và yêu cầu những nhà cách gia đình cháu và nơi cháu bị hại trong bán kính 5km đưa ra các bằng chứng ngoại phạm trong trong gian cháu mất tích.



- Bất cứ ai rời khỏi địa phương trong khoảng thời gian cháu mất tích đều triệu tập về.



- Xác minh mọi mâu thuẫn của gia đình trong thời gian qua, kể cả những mâu thuẫn nhỏ nhặt nhất hay trên mạng xã hội cũng cần điều tra.



- Xác minh những biểu hiện lạ trong khu vực từ quần chúng nhân dân.



Gửi hung thủ



- Ngươi có thể nhởn nhơ gần đó, có thể bàn luận, tỏ vẻ lo lắng hoặc hào chung với dòng người quanh đó để quan sát quá trình điều tra. Cũng có thể người tham dự đám tang cháu, đứng gần đó và ngay đó thôi? Nhưng hãy nhớ, một ngày không xa, ngươi sẽ phải lộ diện. Chờ nhé!



Cháu có linh thiêng, hãy để pháp luật tìm ra hung thủ. Mong cơ quan chức năng làm rõ."



Đấy là toàn bộ suy luận của một "thám tử" nghiệp dư tên Việt, em thấy cũng có lý lắm các mẹ ạ, suy luận cũng có căn cứ vậy mà. Tuy nhiên sự thật thế nào thì phải đợi cơ quan điều tra làm rõ mới biết được. Còn các mẹ, các mẹ có thấy suy luận của anh chàng này đúng không?



Từ vụ việc của cháu Nghĩa em thấy đau lòng quá, chỉ một phút lơ là mà mất đi đứa con thiệt chẳng đáng chút nào. Do đó em xin gợi ý một số tình huống lừa gạt của bọn bắt cóc cũng như cách để bảo vệ con mình khỏi tay bọn bắt cóc, em chia sẻ dưới đây để các mẹ tiện tham khảo cũng như để biết cách bảo vệ con em mình nhé!



Một số tình huống bắt cóc thường gặp



1.Đóng giả làm nhân viên thu tiền, giao hàng



Đối với những người có mặc đồng phục, cha mẹ rất dễ bị đánh lừa. Sự thật, những kẻ bắt cóc có thể hóa trang thành bất kì ai từ nhân viên giao hàng cho đến anh thợ điện. Thế nên nếu không có yêu cầu, lí do rõ ràng, cha mẹ đừng nên dễ dàng cho những người này vào nhà. Nếu có bất kì sự nghi ngờ nào, hãy gọi lên tổng đài để xác nhận.



2.Theo dõi, bám sát chờ thời cơ



Cách đây không lâu, trên đường Âu Cơ (phường 14, quận Tân Bình, TP HCM), khi chị Nguyễn Thị Bé Hai đón con trai là Huỳnh Trung Nghĩa (5 tuổi) học trường mẫu giáo Anh Tú về. Khi hai mẹ con chị Phượng đang đi bộ trên đường Âu Cơ, bất ngờ có 2 thanh niên chạy xe máy đến giả vờ hỏi đường rồi gã ngồi sau nhảy xuống xốc bế lấy Nghĩa định bỏ chạy nhưng chị Phượng kịp giằng lại khiến xe của chúng ngã.



Có thể thấy, những vụ tiếp cận bắt cóc táo tợn ngay giữa ban ngày không phải là hiếm, nên chúng ta luôn phải đề cao cảnh giác 24/24, nhất là ở những đoạn đường vắng.



3. Đánh lạc hướng



Chúng chỉ cần hét lên, con chị rơi giày kìa. Người mẹ loay hoay đi kiếm, mặt khác, chúng đã nhanh chóng bắt cóc đứa trẻ.



Gần đây cũng có 1 video, dù người bố đi chơi công viên cùng con nhưng chỉ lo chăm chú nhắn tin 1 phút, cậu con trai đã bị bắt cóc. Thế nên, đừng bao giờ để những tên này đánh lạc hướng. Giữa chốn đông người, hãy chú ý để mắt tới con mình.



4. Dàn cảnh



Dàn cảnh là 1 thủ đoạn quá quen của bọn bắt cóc, trộm cướp rồi. Đơn cử có thể như câu chuyện dưới đây:


Một người mẹ đang đẩy xe nôi của con ra chợ mua đồ thì bất ngờ bị 1 người đàn ông lạ mặt tiến đến và đánh mình, hắn nói: “Con đang ốm mà cô còn đưa nó ra đường à?”.



Lúc này, một phụ nữ lớn tuổi bế đứa bé trong xe nôi lên và lấy lý do là cháu ốm rất nặng cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức.Thông thường trong các trường hợp như vậy, người ngoài sẽ chỉ cho rằng đây là mâu thuẫn gia đình nên không ai can dự vào, xem 1 lúc rồi sẽ bỏ đi ngay nên phụ huynh phải thật bình tĩnh để không bị bọn chúng làm cho hoảng loạn. Dù xảy ra bất cứ biến cố gì vẫn phải luôn giữ chặt con mình trước.



5. Lợi dụng lúc trẻ chỉ có 1 mình



Trong tất cả các trường hợp, trường hợp này là phổ biến nhất. Trẻ gặp nguy hiểm khi chỉ có 1 mình, không thể phản kháng hay có ai bảo vệ. Ngay cả những khi ở nhà, bạn nên đóng chặt cửa, đừng để trẻ chơi 1 mình trong khi cửa nhà vẫn mở. Khi đi siêu thị, chợ, khu vui chơi, tuyệt đối luôn có người trông coi.



Trên là một số tình hướng thường gặp mà các mẹ cần đặc biệt chú ý còn dưới đây là một số ghi nhớ mà phụ huynh cần nhớ kĩ để bảo vệ con mình:



Bên cạnh việc đề cao cảnh giác, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ những điều sau đây để bảo vệ con:1. Khi bế con đi bộ, phụ huynh cần chú ý xung quanh có ai đáng ngờ hay không. Nếu cảm thấy có người cố tình bám theo hay va chạm cơ thể với mình, cầm ôm chặt con hơn và tìm nơi an toàn.


2. Không để người già và trẻ nhỏ đi riêng với nhau vì đây là thời cơ dễ dàng hành động nhất đối với bọn bắt cóc.


3. Đẩy xe nôi đưa trẻ ra ngoài càng cần phải để mắt hơn vì chỉ cần bố mẹ quay đầu đi, có thể con đã biến mất rồi.


4. Trừ người nhà, không nên tin tưởng bất kỳ người nào khi họ cố tiếp cận con mình.


5. Dù chỉ 1 vài phút cũng không nên nhờ người lạ trông con hộ.


6. Không để mặc con chơi đùa, chạy nhảy còn mình làm việc khác hay đọc báo, chơi điện thoại…


7. Hạn chế đưa con đến những nơi đông người, hỗn loạn để tránh con bị lạc hoặc có người lợi dụng đám đông dắt trẻ đi


8. Khi thuê bảo mẫu hay người giúp việc, cần tìm hiểu và nắm rõ thông tin cá nhân của người đó.




Video liên quan


Qua vụ bé Trần Trung Nghĩa, phụ huynh cân nhắc thông báo rộng rãi việc con bị bắt cóc


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/07/uUPHFUyeSF-480x360.jpg