Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối năm, do đó nhiều người rất coi trọng ngày này. Để thể hiện lòng thành kính với bề trên lại vừa có thể rước tài lộc và may mắn vào nhà thì đây là tất tần tật những thứ cần phải chuẩn bị trong ngày Rằm tháng Chạp.



webtretho


Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp (Ảnh minh họa)




Theo như truyền thống lâu nay thì trước khi đón năm mới, người Việt chúng ta sẽ có 3 lễ cúng tiễn năm cũ vô cùng quan trọng. 3 lễ cúng đó bao gồm cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) và cúng tất niên.



Trong đó, cúng Rằm tháng Chạp là lễ cúng sớm nhất và đồng thời cũng báo hiệu sắp hết năm cũ để chào đón mùa Tết Nguyên đán sắp đến.



Sau đây sẽ là tất tần tật những thứ cần phải có trong ngày Rằm tháng Chạp, đặc biệt nhất là mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp:



Chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Chạp



Cúng Rằm thường không quá cầu kỳ, giống các nghi thức khác lễ cúng Rằm tháng Chạp cần chuẩn bị hai phương diện đó là đồ lễ và văn khấn. Đồ lễ là lễ vật dâng lên thần linh, gia tiên và văn khấn là bài khấn nguyện gửi gắm tâm tư nguyện vọng của con cháu tới các bậc anh linh. Đồ cúng Rằm tháng Chạp cũng tương tự như các ngày Rằm khác trong năm, nếu có thay đổi thì chỉ là một số chi tiết nhỏ không quá quan trọng.



Về đồ lễ, thì gia đình nào đơn giản chỉ cần cúng lễ chay gồm có trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến là được. Còn gia đình nào muốn tươm tất hơn thì bày biện lễ mặn gồm các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho may mắn, gà luộc đại diện cho sung túc, giò chả, nem rán, món xào, canh măng miến và đặc biệt, có thể thêm bánh chưng cho không khí ngày cận Tết càng thêm đầm ấm. Lễ vật chuẩn bị cho cúng Rằm không quá cầu kỳ hay sang trọng, chỉ cần thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.



Những điều cần phải lưu ý khi cúng Rằm tháng Chạp



Vì là 1 trong 3 lễ cúng tiễn năm cũ nên Rằm tháng Chạp được rất nhiều gia đình xem trọng. Do đó, từ thủ tục, chuẩn bị đồ lễ dâng cúng, cách khấn cúng cũng nên lưu ý đến.



Việc chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm cần phải chuẩn bị lễ dâng lên thần linh và gia tiên. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp là lễ chay hay lễ mặn.



Nhưng nhìn chung, dù là chuẩn bị mâm lễ chay hay mâm lễ mặn để cúng dâng lên các vị thần linh và tổ tiên gia đình thì cũng không thể thiếu trầu cau, hương, nến , hoa tươi, quả (có thể là ngũ quả, tam quả), nước sạch.



Đối với lễ cúng chay, mâm lễ bao gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng,...



Còn đối với lễ cúng mặn, mâm lễ bao gồm: Thịt luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả, các món mặn khác và rượu. Với quan niệm màu đỏ mang lại may mắn, nhiều gia đình thương đồ xôi hoặc mua xôi gấc để cúng vào ngày Rằm.


webtretho


Tùy theo điều kiện gia đình mà có thể chuẩn mâm cỗ Rằm tháng Chạp là cúng chay hay cúng mặn (Ảnh minh họa)


Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp



Cũng tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ cúng chay hay là lễ cúng mặn thì sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Nhìn chung, thì đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp thường có:


- Lễ cúng chay: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng,...


- Lễ cúng mặn: Thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả, các món mặn khác và rượu. Hiện nay, nếu không cúng rằm tháng Chạp bánh chưng, người dân thường cúng bằng xôi gấc với quan niệm màu đỏ của xôi gấc mang lại may mắn cho các gia đình.



Nhìn chung, đồ lễ cúng rằm tháng Chạp không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng, miễn sao thể hiện lòng thành tâm của gia chủ là đủ.



Đó là tất tần tật những thứ cần phải chuẩn bị và mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp, để có thể rước tài lộc và may mắn cho cả gia đình.




* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm