Thời điểm dự sinh ngày càng gần cũng là lúc mẹ phải tất bật chuẩn bị nhiều thứ, đặc biệt với những mẹ lần đầu có em bé, bối rối và lo lắng là điều không tránh khỏi. Để có một hành trình vượt cạn dễ dàng cùng con, mẹ bầu nên xem qua những kế hoạch chuẩn bị sinh nở này nhé:



Luôn đảm bảo trong nhà có người đồng hành khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ: Đó có thể là bố em bé, người thân trong gia đình nhà mình.


Mẹ nên chọn bệnh viện của bác sĩ mình đã theo thăm khám ngay từ đầu để an tâm hơn.


Mẹ cũng có thể tham khảo các bí quyết giảm đau của người đi trước, các chuyên gia, để tìm liệu pháp phù hợp giúp dễ chịu hơn khi đến cơn đau chuyển dạ.


Cơ thể mẹ sẽ cần rất nhiều năng lượng và thoát một lượng nước đáng kể trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh em bé. Vì thế, mẹ nên ăn thêm các thức ăn nhẹ giàu chất đường bột như bánh mì nướng, mì sợi, bột ngũ cốc, sữa chua, bánh quy, bánh sandwich…, vì chúng dễ tiêu hóa hơn các loại thức ăn khác.


Trước thời gian dự sinh một tuần, mẹ cần tập trung nghỉ ngơi, duy trì uống sữa cho bà bầu và thư giãn để hỗ trợ quá sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.


Tâm lý sợ hãi, lo lắng, vội vàng sẽ có ảnh hưởng không tốt đến quá trình vượt cạn của mẹ đâu.


Mẹ nên sắp xếp hết tất cả đồ đạc cần thiết của cả mẹ và em bé vào một giỏ lớn, để có thể sẵn sàng đến bệnh viện bất cứ khi nào.


webtretho




TS. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc bệnh viện Hùng Vương đã chia sẻ các cách thở giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng và bớt đau hơn:
webtretho



Thở chậm và sâu khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ít nhất 3 cm.


o Khi cơn co tử cung xuất hiện, hít vào một hơi thật sâu, rồi thở ra chậm, đều đặn.


o Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Khi hít vào, bụng phải phồng lên mới đúng cách.


o Thực hiện 4-6 nhịp thở cho một cơn co tử cung trong khoảng 25-30 giây.


Thở nhanh và nông khi cổ tử cung đã mở khoảng 4 -7 cm, các cơn cơ thắt xuất hiện dồn dập hơn:


o Khi cơn gò tử cung đến, hít thật sâu, thở nhanh ra bằng ngực.


o Khi cơn gò giảm, thở chậm lại, và hít sâu nếu cơn co tăng.


o Thở chậm hơn ở đầu và cuối cơn co thắt, thở nhanh hơn ở giữa cơn co.


o Cố gắng thở 20 – 25 lần/phút.


Thở như thổi nến trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9 cm, cơn co tử cung bắt đầu xuất hiện với cường độ cao hơn, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn dần.


Lúc này, thở như thổi nến giúp giảm áp lực tử cung, tránh rặn sớm.


Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thật sâu, sau đó thực hiện 4 nhịp thở nhanh, nông bằng cách thổi phù.


Làm lặp đi lặp lại đến khi cơn co dừng lại, kết thúc với hơi thở sâu.


Thở để rặn khi cổ tử cung mở hoàn toàn và mẹ đã sẵn sàng để rặn đẻ:


o Khi xuất hiện cơn co, thở sâu 2 lần liên tiếp, sau đó hít một hơi dài và bắt đầu rặn.


o Khi rặn, nhấn cằm giữ tại ngực, giữ cho tầm nhìn của mắt trên rốn, tiếp tục rặn và thở sâu nếu hết hơi.


o Thực hiện những hơi thở chậm và sâu, mẹ có thể chọn tư thế phù hợp nhất như nằm, đứng hoặc ngồi. Chỉ cần mẹ thấy thư giãn, hơi thở sẽ hiệu quả hơn.




Hy vọng bài viết này đã cung cấp đủ thông tin cần thiết, giúp mẹ lên kế hoạch vượt cạn dễ dàng hơn cho bé yêu. Bố mẹ có thể chuẩn bị sẵn máy quay phim hoặc chụp hình để ghi lại giờ phút trọng đại đối với cả nhà. Chúc mẹ vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông.



TS. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết


Giám đốc bệnh viện Hùng Vương








THÔNG TIN SẢN PHẨM



Cơn vượt cạn chỉ có thể thật sự hoàn hảo khi được chăm chút ngay từ trong thai kỳ bằng việc mẹ bầu thường xuyên thư giãn, dành thời gian tập luyện và bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp mẹ khoẻ, bé thông minh. Mẹ đừng quên uống Dielac Mama Gold công thức mới tăng 30% canxi ngăn ngừa loãng xương, bổ sung chất xơ hòa tan tiên tiến SC-FOS giúp ngăn ngừa táo bón, giảm 20% hàm lượng béo, bổ sung dầu thực vật tránh tình trạng tăng cân quá mức cho mẹ sau sinh




webtrethowebtretho