Khi định cư Mỹ, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để hoà nhập vào cuộc sống nơi đây. Có thể nói, hầu hết mọi trật tự sinh hoạt đến trật tự xã hội của bạn đều sẽ bị đảo lộn bởi sự khác biệt văn hoá giữa hai đất nước trái ngược nhau.

Do đó, những điều lưu ý dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình hoà nhập, cũng như để có một cuộc sống định cư lâu dài tại Mỹ.

hình ảnh

1. Tìm kiếm các tổ chức giúp đỡ người định cư Mỹ

Phần lớn các quốc gia có chính sách thu hút người định cư đều có các tổ chức của chính phủ, hoặc những tổ chức hoạt động cộng đồng chính phủ. Những tổ chức này sẽ hỗ trợ kinh phí nhằm giúp người định cư sớm hòa nhập với cộng đồng, cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để giúp đỡ người định cư. Tất cả những thông tin này đều miễn phí và là trách nhiệm của các tổ chức nêu trên. Các tổ chức này thường có tên và địa chỉ cụ thể công khai trên mạng. Nhiều tổ chức còn có website riêng để hướng dẫn về các dịch vụ, hoạt động mà họ cung cấp.

2. Tìm kiếm nơi ở

Tìm kiếm nơi ở là công việc đầu tiên phải làm khi đặt chân lên vùng đất mới. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu, bạn nên tham khảo trước các website về bất động sản tại nơi mình định sinh sống, đặc biệt là những thông tin về việc cho thuê nhà và bán nhà, các trang thiết bị cần thiết , vị trí có thuận tiện cho sinh hoạt hay không…

Khi mua và thuê nhà, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

  • Thuê nhà:

Khi thuê nhà thường sẽ có Hợp đồng thuê nhà. Trong Hợp đồng thuê nhà có ghi các điều kiện ràng buộc về thanh toán tiền, cách đặt cọc tiền. Thông thường Hợp đồng thuê nhà ký 1 năm và chia ra thanh toán 2 lần: Một lần khi ký Hợp đồng, và một lần lúc kết thúc Hợp đồng. Trong các lần thanh toán, bạn cần giữ lại giấy biên lai thanh toán vì có thể dùng cho việc khai thuế, hoặc giải quyết các vấn đề tranh chấp nếu không may xảy ra.

Chủ nhà phải đảm bảo ngôi nhà cho thuê an toàn và đầy đủ các hệ thống cơ bản như sưởi ấm, điện, nước, gas… Nếu các hệ thống này trục trặc không phải do lỗi của người thuê nhà, thì chủ nhà phải có trách nhiệm sửa chữa trong thời gian nhất định. Nếu không thực hiện nghĩa vụ này, người đi thuê có quyền liên hệ cơ quan chức năng can thiệp và chủ nhà có thể bị phạt hoặc liên lụy tới pháp luật.

Trong trường hợp đang thuê nhà nếu có nhu cầu chuyển sang nơi ở mới thì có thể đàm phán và tìm người khác thay thế nốt phần thời gian còn lại với chủ nhà. Nếu không đạt được thỏa thuận thì người thuê phải chấp nhận mất số tiền thuê nhà cho thời gian còn lại đã ký trong Hợp đồng.

  • Mua nhà:

Khi mua nhà, phần lớn các thủ tục mua – bán nhà đều phải thông qua luật sư. Do đó, bạn cần tìm kiếm một luật sư để được hướng dẫn các thông tin cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các ngân hàng Mỹ, xem họ có thể cho vay mua nhà trả góp không, lãi cho vay như thế nào, số tiền thanh toán ban đầu và số tiền phải thanh toán hàng tháng ra sao… Để biết các thông tin này, bạn có thể hẹn gặp trực tiếp các nhân viên ngân hàng để được tư vấn kỹ lưỡng.

Bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn loại nhà cần mua phù hợp. Với nhà chung cư thì sẽ không phải dọn tuyết, cắt cỏ và đóng thuế bất động sản, nhưng tiền phí duy trì và bảo dưỡng căn hộ thường khá cao. Ngoài ra, bạn có thể cũng phải trả tiền cho một số dịch vụ tiện ích khác như phí giặt là (vì không được phép tự giặt là trong phòng).

Một vấn đề khác bạn cũng nên lưu ý đó là mua các loại bảo hiểm phù hợp cho căn nhà. Có một số bảo hiểm bắt buộc khi mua nhà nhờ vay vốn ngân hàng (bảo hiểm cháy nổ…).

>>> Tìm hiểu thêm: Định cư Mỹ diện EB3

3. Tìm nơi giữ trẻ hay trường học cho con cái

Một trong những mối quan tâm của các bậc cha mẹ khi di cư sang Mỹ là tìm cho con cái môi trường học tập phù hợp. Hệ thống giáo dục ở Mỹ có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam, nhất là về độ tuổi:

  • Dưới 4 tuổi: Trẻ em thường phải đến Daycare (Dịch vụ trông trẻ) hoặc bố mẹ phải ở nhà tự trông con. Các cơ sở nhận giữ trẻ thường là các cơ sở kinh doanh nên tiền đóng hàng tháng khá cao, có thể bằng lương đi làm của một người. Nếu bạn tự trông trẻ thì nên để ý  xem khu vực mình ở có các khu công cộng dành cho trẻ em vui chơi như công viên, hoặc các câu lạc bộ mà các ông bố, bà mẹ thường mang con tới chơi miễn phí hay không, để trẻ có bạn bè và giúp chúng dễ hòa nhập với môi trường.
  • Từ 4 tuổi tới 6 tuổi: Trẻ có thể đi học Mẫu giáo (vừa học, vừa chơi). Có nhiều cơ sở Mẫu giáo của chính phủ, và trẻ đi học ở độ tuổi này không phải mất tiền học phí.
  • Trên 6 tuổi: Trẻ bắt đầu học văn hóa. Phần lớn các trường đều miễn học phí. Bố mẹ cũng không cần phải đưa đón con, mà chỉ cần đưa chúng tới các bến xe buýt nơi nhà trường thường đưa đón học sinh. Trẻ cũng có thể học thêm các lớp ngoại khóa như học nhạc, mỹ thuật, các môn thể thao… Các lớp ngoại khóa đều phải trả phí riêng.

4. Giao thông tại Mỹ

Một trong những khó khăn cho người mới định cư chính là vấn đề đi lại. Hệ thống giao thông ở Mỹ bao gồm: xe buýt, tàu điện ngầm, taxi, xe đạp, ôtô… Sinh viên thường được miễn hoặc giảm tiền xe buýt. Để thuận tiện giao thông khi mới sang, bạn có thể dùng xe đạp (không cần phải xin cấp bằng), hoặc đi bằng xe buýt. Về lâu dài thì cần phải thi lấy bằng lái xe ôtô. Kỳ thi lái xe ô tô phải vượt qua phần lý thuyết và phần thực hành. Khi đã vượt qua phần lý thuyết phải chờ đợi khoảng 8 tháng sau mới được thi phần thực hành. Như vậy, người mới định cư thường sớm nhất cũng phải mất gần một năm mới được phép lái xe ôtô chính thức.

>>> Tìm hiểu thêm: Định cư Mỹ diện EB1

5. Hệ thống y tế

Mỹ cung cấp hệ thống y tế miễn phí, nhưng điều này không có nghĩa là mọi chi phí về dịch vụ y tế đều miễn phí. Có những dịch vụ phải trả tiền như tiền chăm sóc mắt, răng và một số phẫu thuật lớn. Khi tới các cơ sở khám chữa bệnh, bạn cần phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế do chính phủ cấp. Người mới định cư thường phải chờ một thời gian (thông thường là 3 tháng) để nhận được thẻ Bảo hiểm y tế.

Để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh, người định cư có thể chọn một trong các hình thức:

  • Bác sĩ gia đình: Có lợi điểm là hồ sơ khám chữa bệnh được lưu trữ liên tục. Người bệnh có thể xác định được chính xác thời gian khi hẹn gặp bác sĩ. Mỗi người phải đăng ký để tìm cho mình một bác sĩ gia đình.
  • Trạm xá: Là hệ thống y tế do một nhóm bác sĩ lập ra. Người dân có thể tới khám tại đây mà không phải đặt lịch hẹn trước khi khám bệnh. Thời gian chờ đợi sẽ nhanh hơn là tới bệnh viện. Tuy nhiên hồ sơ lại không được lưu trữ có hệ thống.
  • Bệnh viện: Ưu điểm là có đầy đủ trang thiết bị nhưng thường phải chờ lâu. Khi sinh con thì mỗi người có thể chọn cho mình một bà đỡ đẻ. Bà đỡ cũng có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ những thông tin cần thiết trong quá trình mang thai và cách nuôi trẻ sơ sinh.

6. Học tập tại Mỹ

Để có thể làm việc tại Mỹ, người định cư phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cần thiết của từng ngành nghề cụ thể. Tại website của Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) có đăng tải thông tin về các ngành nghề cùng các tiêu chuẩn cần thiết của các ngành nghề đó.

Để đỡ tốn thời gian học, bạn nên nhờ các tổ chức giúp đỡ người nhập cư hỗ trợ tư vấn những kỹ năng, kiến thức mà bạn cần trao dồi. Kiến thức nào còn thiếu thì hẵng học bổ sung. Ở Mỹ có rất nhiều khóa học và trường học đào tạo những kỹ năng chuyên môn. Hãy tìm hiểu kỹ về trường học, học phí, nội dung giảng dạy trước khi đăng ký học.

Bên cạnh đó, ngoại ngữ là một trong những chìa khóa quan trọng để hòa nhập vào cuộc sống Mỹ. Có nhiều khóa học ngoại ngữ miễn phí cho người nhập cư với thời gian học linh động để bạn lựa chọn. Bên cạnh ngoại ngữ, thông thường các giáo viên sẽ dạy kèm cả văn hóa và những kỹ năng sống cần thiết khác cho học viên người nhập cư.

>>> Tìm hiểu thêm: Định cư Mỹ diện EB2 NIW

7. Làm việc

Để làm việc tại Mỹ, bạn cần phải có giấy phép làm việc. Để nhanh chóng tìm được việc làm, bạn nên tới các Trung tâm hỗ trợ tìm kiếm việc làm của chính phủ. Nhân viên Trung tâm sẽ tư vấn miễn phí về cách lập hồ sơ xin việc, kỹ năng tìm việc, kỹ năng mà việc làm yêu cầu cũng như giới thiệu các cơ sở đang tuyển người cho bạn.

Khi đi làm, bạn nên tìm hiểu kỹ về Luật lao động mà luật pháp Mỹ quy định như: mức lương tối thiểu, số kỳ nghỉ, chế độ thai sản, các điều kiện chấm dứt Hợp đồng lao động, trợ cấp thất nghiệp…

Nếu chủ lao động sa thải người làm thuê khi họ đòi hỏi các quyền lợi đúng luật, thì người lao động có thể liên hệ cơ quan chức năng để khiếu nại. Chủ lao động sẽ bị phạt và bồi thường cho người bị ảnh hưởng. Nếu điều kiện lao động không an toàn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe/khả năng lao động của nhân viên, người chủ sẽ phải chịu tất cả trách nhiệm về chi phí tài chính/y tếcho người lao động.

8. Vấn đề nhân quyền

Luật pháp Mỹ cấm phân biệt chủng tộc. Trong công sở cũng như tại các cơ sở dịch vụ, nếu bị phân biệt chủng tộc, bạn đều có thể kiện tới các cơ quan chức năng. Chính phủ Mỹ luôn chú trọng đến sức khỏe và tính mạng của công dân. Những vấn đề như bạo hành gia đình, bố mẹ đánh con… đều sẽ bị xử lý nghiêm (chẳng hạn như bị phạt/tước quyền nuôi con). Đối với các vấn đề tranh chấp trong cuộc sống, người dân đều có thể kiện lên tòa án để giải quyết.

>>> Tìm hiểu thêm: Định cư Mỹ diện EB2 Advanced Degree

9. Thuế

Một cá nhân cơ bản sẽ phải chịu 3 loại thuế: Thuế thu nhập (đối với người có thu nhập), thuế tài sản (khi mua nhà), thuế hàng hóa (khi mua hàng hóa và dịch vụ).

Việc khai thuế mang lại rất nhiều lợi ích. Những người không có thu nhập cũng cần khai thuế, vì nó liên quan đến nhiều quyền lợi như trợ cấp cho người già, trẻ nhỏ, tiền hoàn thuế, miễn giảm học phí… Để khai thuế, bạn có thể tự khai hoặc nhờ các dịch vụ khai thuế làm giúp.

Thuế thu nhập ở mỗi bang/khu vực sẽ được tính khác nhau, nhưng thường sẽ có ngưỡng thu nhập bị đánh thuế. Ngoài ra, Mỹ còn có thuế thu nhập lũy tiễn – tức người càng nhiều tiền thì thuế phải đóng càng cao. Thuế hàng hóa là loại thuế ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân hàng ngày. Các cơ sở kinh doanh tại Mỹ thường niêm yết giá bán không có thuế, nên muốn tính được chi phí phải bỏ ra hàng tháng cho cuộc sống gia đình, bạn cần tự trang bị những kiến thức nhất định về mức thuế hàng hóa.

10. Các quyền lợi khác

Ngoài ra, còn có một số quyền lợi khác dành cho công dân Mỹ mà bạn cũng nên quan tâm như sau:

  • Người già trên 64 tuổi (kể cả chưa bao giờ đi làm) sẽ được nhận tiền trợ cấp để hỗ trợ cuộc sống cơ bản (tiền thuê nhà, tiền ăn ở). Họ cũng có thể vào các Trung tâm dưỡng lão của chính phủ để sống.
  • Thu nhập của bố mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến tiền trợ cấp cho trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ thu nhập thấp, chính phủ sẽ hỗ trợ tiền nuôi con nhiều hơn (tiền sữa, tiền trông giữ trẻ, tiền học Đại học…).
  • Người tàn tật nếu không có khả năng lao động sẽ được hưởng trợ cấp.
  • Người thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp trong một thời gian ngắn.
  • Một số gia đình thu nhập thấp có thể xin chính phủ hỗ trợ tiền thuê nhà. Học sinh/sinh viên xuất thân khó khăn có thể được miễn giảm học phí, hoặc được hỗ trợ vay tiền lãi suất thấp để trang trải học phí. Họ cũng có thể được hỗ trợ mai táng khi trong nhà có người mất.

11. Giá cả hàng hóa và các chi phí sinh hoạt hàng ngày

Chi phí sinh hoạt là một trong những mối quan tâm lớn của các gia đình di cư. Trước khi sang Mỹ, bạn nên lên kế hoạch tài chính và liệt kê các khoản chi tiêu thường xuyên của gia đình. Giá cả hàng hóa, nhu yếu phẩm cơ bản thường có đăng tải trên các trang web bán hàng online. Có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp bạn tránh rơi vào thế bị động, hay bị shock về tài chính khi mới sang định cư. Khi mua hàng, bạn lưu ý giữ lại tất cả hóa đơn mua hàng để có thể đổi/trả hàng trong thời gian quy định (điều này được quy định cụ thể trong Luật bảo vệ người tiêu dùng).

12. Hoạt động kinh doanh

Nhiều người định cư cũng quan tâm tới việc kinh doanh. Mỗi loại hình kinh doanh đều có những quy định riêng biệt, nhưng tựu trung có thể phân làm 2 loại chính là:

  • Loại chịu trách nhiệm vô hạn: Bao gồm cơ sở kinh doanh tư nhân và Liên doanh hợp tác tư nhân. Đối với loại hình doanh nghiệp này, chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của mình.
  • Loại chịu trách nhiệm hữu hạn: Tức các công ty cổ phần. Đối với loại hình doanh nghiệp này,  các cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình.

Nhiều cơ sở kinh doanh khi mở ra phải chịu thêm các điều kiện (như mở nhà hàng thì phải chịu kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm). Một số ngành nghề chuyên môn cao (như kinh doanh dược phẩm) thì người kinh doanh buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Bạn nên tham khảo kỹ các thủ tục (vốn được đăng tải công khai trên website của các cơ quan chức năng) trước khi tiến hành đầu tư kinh doanh.

Nguồn US Direct IMM