Các bạn thân mến. Mod đề nghị tui mở tô-bích mới với mục đích chuyển tải thông điệp từ người tiêu dùng thông thái đến các Nhà sản xuất, kinh doanh và PP sản phẩm. Tui nghĩ đó là một ý rất hay. Chúng ta cần có 1 topic tập hợp tất cả các bài viết mang tính thông điệp, bởi nhiều lẽ:


- Nó phản ánh công khai và chính xác những điều mà chúng ta muốn nhắn gửi đến các Nhà SX, KD và PP .


- Nó là bằng chứng cho thấy Hội NTDTT hoạt động hợp pháp và minh bạch, theo luật pháp.


- Nó đập tan những lời vu khống rằng chúng ta là những kẻ gato, rảnh rỗi, ác độc và bầy đàn.


- Nó hỗ trợ cho Admin, Mod và chính chúng ta, khi cần đối chất.


Tui tuy viết ko hay ho gì nhưng tui cũng xin lãnh 1 chân viết lách và sẽ cố gắng viết những thông điệp súc tích để nhằm 4 mục đích trên. Nhưng "một bàn tay vỗ chẳng nên tiếng" tui xin mời tất cả mọi người, hãy cùng chung tay góp sức cho topic mới đó. Ý kiến bà con ra sao xin post lên cho tui được biết. Tui nhớ ở topic X, có rất nhiều bạn tham luận cực hay, sắc sảo, cô đọng. Nếu gom hết về topic "Thông điệp của Người tiêu dùng thông thái gửi các nhà sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm" thì sẽ rất có ý nghĩa.


Dưới đây tui xin đóng góp 1 bài:



NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI KHÔNG CHẤP NHẬN NHỮNG GIÁ TRỊ NỬA VỜI



Chắc các bạn vẫn còn nhớ những bài học từ thời chúng ta còn học mẫu giáo, vỡ lòng nhỉ. Ấy là bài học “không tham của rơi, không lấy đồ của người khác”. Những đứa trẻ mới 3-4 tuổi đầu, đã được dạy rằng: “con có thể ưa thích, say mê đồ của bạn. Nhưng con không được lấy, vì đó không phải là đồ của con”. Và không ai dám nói rằng điều đó là sai, hoặc là đưa ra 1 lập luận nào đó để khẳng định điều ngược lại.



Vậy mà, có rất nhiều người lớn, người trưởng thành, thậm chí đã có địa vị, danh tiếng, lại tỏ ra không hiểu được bài học vỡ lòng đó. Thế nên chúng ta mới thấy nhan nhản trên báo chí, diễn đàn, truyền thông… đăng tải những lý sự kiểu như “tình yêu không có tội” “chồng/vợ không phải là vật sở hữu”... để bao biện, bào chữa cho hành vi quan hệ tình cảm với người đã có chồng/có vợ, hoặc ngoại tình.



Vậy “tình yêu có tội hay không?” Muốn trả lời câu hỏi đó, các bạn phải dựa vào luật pháp. Hệ thống luật pháp của bất cứ xã hội nào cũng không bao giờ và sẽ không bao giờ luận tội các cảm xúc. Nghĩa là, bạn hoàn toàn có quyền yêu, thích, căm ghét, say mê, cuồng tín, mê muội, buồn bã, thất vọng, hứng khởi, ghen tị… mà không bao giờ bị phán xét. Luật pháp chỉ xây dựng trên cơ sở HÀNH VI. Đừng bao giờ quên điều đó nếu không muôn tỏ ra là người “mù” luật đến mức thảm hại. Nghĩa là, ai đó hoàn toàn có quyền yêu thích, mê say 1 người đã có chồng hoặc có vợ, nhưng KHÔNG ĐƯỢC CÓ BẤT KỲ HÀNH VI NÀO để xâm phạm lợi ích của họ hoặc đối tác của họ (tức là chồng hoặc vợ họ). Vậy thì, bất cứ hành vi nào mà người thứ 3 dùng để bày tỏ tình cảm đó với người đã có vợ có chồng, ví dụ như tán tỉnh, mời gọi, quyến rũ, nhử mồi, ăn ở công khai… đều đáng lên án, hoặc bị trừng phạt, bởi vì những hành vi đó vi phạm đạo đức xã hội, vi phạm luật HNGĐ. Cũng ví như không ai, không luật pháp nào trừng phạt 1 người chỉ vì họ say mê tiền, vàng, xe cộ…. Nhưng mượn cớ “mê tiền, mê vàng, mê xe cộ” để cướp đoạt, hoặc dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác, thì đó là hành vi “có tội”. Và bởi một lẽ khác, không mấy ai cam chịu ấp ủ tình yêu đơn phương, mà hầu như luôn luôn tìm mọi cách để chiếm giữ, sở hữu người mình yêu, bất kể người đó đã có gia đình hợp pháp hay chưa. Do đó, lý sự “tình yêu vô tội” không là gì khác hơn một kiểu “lập lờ đánh lận con đen” cố tình gian lận các khái niệm hòng trục lợi.



Là người tiêu dùng thông thái, chúng ta không chấp nhận những giá trị nửa vời. Nghĩa là, với chúng ta, giá trị của sản phẩm không chỉ nằm ở chất lượng và giá cả, mà còn nằm ở thông điệp mà nhà sản xuất muốn nhắn gửi đến người tiêu dùng thông qua hình ảnh đại sứ thương hiệu/người mẫu quảng cáo. Nếu chúng ta chấp nhận tiêu dùng những sản phẩm được quảng cáo chỉ vì đại sứ thương hiệu là những con người giàu sang đẹp đẽ mà không xét đến các giá trị đạo đức và phẩm chất của người đó, thì có nghĩa là chúng ta đã chấp nhận những giá trị nửa vời, thói đạo đức giả và sự lập lờ về khái niệm. Sự dễ dãi đó, chính chúng ta là người lãnh hậu quả nhãn tiền. Khi chúng ta không lên tiếng chống lại cái xấu, cái gian dối, cái nửa vời, dần dần nó sẽ được “hợp thức hóa” thành điều hiển nhiên. Và người ta hồn nhiên (hoặc cố ý) đem cái lập luận “tình yêu không có tội” để biện hộ cho những hành vi xâm phạm lợi ích và sự an toàn, bình yên của gia đình người khác.



Là người tiêu dùng thông thái, chúng ta luôn phải sáng suốt, không chỉ sáng suốt khi đánh giá hiệu quả, chất lượng của một món hàng mà chúng ta bỏ tiền ra mua, chúng ta còn phải sáng suốt trước các vấn đề xã hội để không bị dắt mũi bởi những kẻ cố tình đánh tráo các khái niệm, lập lờ các giá trị hòng trục lợi cho cá nhân. Nếu là người bình thường, không dòm ngó không chen chân vào gia đình người khác, liệu các bạn có cần phải biết đến khái niệm “tình yêu không có tội” hay không? Chắc chắn là không! Những kẻ viện dẫn lý sự (cùn) “tình yêu không có tội” chắc chắn đằng sau đó là những hành vi hoặc dự định có những hành vi phạm tội, phạm luật.



Vì lý do đó, tôi, người tiêu dùng, tôi kiên quyết không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào được quảng cáo bởi người mẫu/đại sứ thương hiệu là người vi phạm chuẩn mực đạo đức của xã hội.


--------------------------------------------


NÓI
những lời tốt đẹp


KHÔNG
tẩy chay nhãn hàng


VỚI
tinh thần đoàn kết


tất phải hoang mang



Ngôi nhà chung của chúng ta ở đây nhé: http://www.webtretho.com/forum/f12/hoi-nhung-nguoi-tieu-dung-thong-thai-2064018/index75.html


http://giadinh2.vcmedia.vn/zoom/655_361/Upload/2014/9/6-dieu-giup-ban-tro-thanh-nhung-ong-bo-ba-me-totec.jpg