Máy giặt ngày nay không chỉ đơn thuần là thiết bị giặt quần áo mà còn tích hợp hàng loạt chế độ giặt thông minh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Việc hiểu rõ chức năng từng chế độ không chỉ giúp giặt sạch hiệu quả mà còn bảo vệ quần áo và kéo dài tuổi thọ máy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ các chế độ giặt phổ biến nhất hiện nay.

📌 Bài viết có sự tư vấn từ Hệ thống Điện tử Châu Anh – đơn vị chuyên sửa chữa và bảo trì thiết bị điện tử, điện lạnh uy tín.

1. Các chế độ cơ bản trên máy giặt

Chế độ Prewash (giặt sơ)

Chế độ này dùng để giặt qua quần áo mới hoặc quần áo quá bẩn để tăng hiệu quả giặt giũ.

Chế độ Soak (giặt ngâm)

Khi chọn chế độ Soak, máy giặt sẽ thêm công đoạn ngâm vào trong chương trình giặt giúp cho quần áo được sạch hơn. Chế độ giặt này dành cho quần áo bẩn nhiều và sẽ tăng thời gian giặt so với chế độ giặt bình thường.

📌 Bạn đang cần gấp địa chỉ sửa máy giặt tại Hải Dương giá rẻ uy tín 👈 click vào đây

Chế độ Overflow (chế độ xả tràn)

Thông thường khi ta giặt quần áo, ta luôn cài đặt chế độ xả ở mực nước phù hợp, tức là khi máy hoạt động, nước sẻ từ động xả vào lồng giặt theo lượng nước tương ứng được thiết lập trên board mạch

hình ảnh

Tuy nhiên đối với chế độ xả tràn - overflow, lượng nước sẽ nhiều hơn lúc ban đầu. Chế độ này thích hợp cho quần áo dày, đồ giặt có kích thước lớn như chăn màn, gấu bông…

Chế độ Drycare (giặt nhẹ)

Nếu đồ cần giặt ít bẩn, vải mỏng hay quần áo trẻ em thì đây là chế độ phù hợp

Chế độ Heavy Duty (giặt mạnh)

Máy sẽ có chế độ vắt và giặt mạnh thường dùng cho quần áo quá bẩn hay có chất liệu dày.

Chế độ Normal (giặt thường)

Chế độ giặt thường giặt được hỗn hợp các loại quần áo như đồ ngủ, quần áo đi làm thường ngày. Đây là chế độ được sử dụng thường xuyên nhất trên máy giặt.

Chế độ Speedy (giặt nhanh)

Sử dụng chế độ này khi quần áo ít bẩn, đồ mới hoặc muốn tiết kiệm thời gian giặt khi đang bận.

2. Một số chương trình giặt khác

  • Mix (Giặt thông thường): Giặt các chất liệu quần áo khác nhau trừ những chất liệu vải đặc biệt (len, sợi tinh xảo, quần áo thể thao, đồ sẫm màu, lụa, lông vịt, mành rèm).
  • Wool (Len): Chương trình đặc biệt chuyên giặt đồ len, lưu ý là chỉ nên giặt đồ len nào cho phép được giặt bằng máy.
  • Duvet (Chăn mền): Các đồ có diện tích lớn như chăn, mùng, mền.
hình ảnh
  • Sports Wear (Đồ thể thao): Các chất liệu đồ thể thao.
  • Cotton (Vải bông): Các chất liệu vải bông (Áo sơmi, áo ngủ, quần áo ở nhà) và đồ lót.
  • Baby care (Giặt đồ trẻ em): Giặt quần áo trẻ em khác với quần áo của người lớn, thế nên chương trình baby care giúp bạn an tâm hơn vì đã có chương trình giặt chuyên biệt dành cho bé nhà bạn.
  • Skin care (Giặt chăm sóc da): Dùng để giặt các loại độ tiêp xúc trực tiếp với da như: đồ lót, vải bông, vải trắng bẩn nhẹ, khăn tắm.
  • Easy care (Giặt nhẹ): Dùng cho các chất liệu vải mỏng, dễ hư hại, đồ trẻ em, quần lót, quần áo mỏng, quần áo dơ ít.
  • Cotton Eco (Giặt vải cotton tiết kiệm): Chươg trình giặt quần áo vải cotton tiết kiệm điện và nước.

📢 Tham khảo: Khi nào nên dùng chế độ giặt nhanh trên máy giặt?

  • Intensive 60 (Giặt kỹ 60 phút): Vải bông và đồ hỗn hợp. Thời gian giặt sẽ lâu hơn, quần áo sẽ được giặt kỹ hơn. Thích hợp cho quần áo bẩn nhiều, vải dày, vải khó giặt.
  • Quick 30 (Giặt nhanh): Chế độ giặt nhanh dành cho quần áo ít bẩn.
  • Delicate (Sợi tinh xảo): Những chất liệu vải dễ hỏng như lụa, len, ...

Biết cách sử dụng đúng từng chế độ giặt không chỉ giúp bạn giặt sạch hiệu quả mà còn góp phần bảo vệ vải vóc, tiết kiệm chi phí sinh hoạt và kéo dài tuổi thọ máy giặt. Nếu còn băn khoăn về chức năng nào phù hợp với nhu cầu gia đình, đừng ngần ngại hỏi kỹ thuật viên hoặc đại lý uy tín.