Lễ vật ăn hỏi (tráp ăn hỏi) là một trong những thủ tục không thể thiếu trong những buổi lễ đính hôn để nhà trai thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Các cụ ngày xưa có câu "Con gái là con người ta", ý là sau khi cô gái lấy chồng nhà trai sẽ được thêm người còn nhà gái thì ngược lại.

Mặt khác, lễ vật cũng là một phần để biểu thị sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Theo phong tục cưới hỏi của người Việt, những lễ vật cần có trong lễ ăn hỏi sẽ gồm:

Trầu cau: Lễ vật đầu tiên và quan trọng nhất. Trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, quả cau cùng lá trầu xanh là biểu tượng cho tình yêu sắt son mặn nồng của đôi uyên ương.

Rượu và thuốc lá: Lễ này tượng trưng cho lòng hiếu thảo, thành kính của cô dâu chú rể đối với ông bà, tổ tiên.

Hoa quả tươi: Sự ngọt ngào từ lễ vật này như lời chúc phúc cho đôi uyên ương hạnh phúc và con cháu đầy đàn.

Bánh hỏi: Thường đi đôi với nhau như bánh cốm – bánh phu thê hoặc bánh chưng – bánh giầy. Cặp bánh này được ví như âm dương ngũ hành nhằm thể hiện sự sắt son của cô dâu xứng cùng sự mạnh mẽ của chú rể.

Trà và mứt sen: Trà là biểu tượng cho lòng kính trọng, hiếu thảo của con cái với tổ tiên. Mứt sen tượng trưng cho cho con cái, chính là kết tinh tình yêu của lứa đôi.

Theo phong tục của người Hà Nội truyền thống còn có lợn sữa quay, còn người miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây truyền hoặc bông tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn nhưng lễ vật phải được xếp trong số lẻ của tráp.

nghi-thuc-le-an-hoi-theo-phong-tuc-cuoi-hoi-viet-nam-1