Thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực đang hot nhất hiện nay. Vậy Thương mại điện tử là gì? Học những gì? Ra trường làm gì? chắc chắn sẽ là nỗi trăn trở của nhiều người khi quyết định gắn bó lâu dài với ngành này.
1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử nói một cách dễ hiểu là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng…
Bản chất cốt lõi để web và internet phát triển trong tương lai chính là thương mại. Các trung tâm thương mại trên mạng internet sẽ xuất hiện. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp và nhanh nhất với người tiêu dùng. Thật vậy, hiện nay ngành Thương mại điện tử đang có tốc độ phát triển rất mạnh. Hầu hết các công ty bán hàng lập nên ngày nay đa số đều là các công ty thương mại điện tử và mua sắm qua mạng đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người Việt Nam.
Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dịch vụ internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng phát triển hơn. Hiện nay, TMĐT đã trở thành một phương tiện giao dịch quen thuộc của các công ty thương mại lớn trên thế giới. TMĐT giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp và người hưởng lợi nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn. Doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn.
Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phát triển mạnh đặc biệt là trong vài năm tới. Đó cũng chính là lí do nhiều doanh nghiệp phải tích cực nâng cao chất lượng nhân lực để có thể chuyển mình theo thời thế. Nhu cầu về nhân sự ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng cao. Do đó cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ ngày một rộng mở. Sau khi tốt nghiệp ngành TMĐT, sinh viên có thể làm việc ở một trong những vị trí sau:
a, Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến
Hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp bán hàng đều xây dựng cho mình một trang web bán hàng. Vì thế việc phát triển và duy trì trang web này là rất cần thiết. Hơn nữa, cơ hội phát triển của công việc này khá tốt. Nếu nắm bắt tốt cơ hội, bạn có thể làm ở những vị trí như Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing…
b, Tư vấn viên
Nếu trình độ chuyên môn tốt và có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn hoàn toàn có thể làm tư vấn viên cho các công ty với mức lương rất hấp dẫn. Công việc cụ thể của một tư vấn viên đó là tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
c, Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin
Thực hiện các dự án để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.
d, Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT
Đây là vị trí quan trọng trong khâu hoạch định chiến lược tiếp thị thông qua phương tiện kỹ thuật số hiện đại
e, Chuyên viên quản lý hiệu suất của hoạt động
Thương mại điện tử Họ là những người chịu trách nhiệm tiếp nhận nguồn khách hàng và duy trì nguồn doanh thu cho đơn vị, doanh nghiệp
f, Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin
Nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ. Đồng thời phát triển các hệ thống bảo mật thông tin cho người dùng.
g, Giảng viên ngành Thương mại điện tử
Đào tạo nhân sự cho ngành TMĐT. Công việc này chủ yếu làm việc tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành TMĐT.
3. Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử sẽ làm việc ở đâu?
Tùy thuộc vào nhu cầu và môi trường, mà các bạn sẽ lựa chọn cho mình nơi làm việc phù hợp. Với những nghề nêu trên, Cử nhân ngành TMĐT có thể làm việc tại: – Phòng Marketing, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại; – Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại; – Trường đại học, viên nghiên cứu, trung tâm công nghệ, các sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin,.....
Những năm qua, chúng ta chứng kiến sự đổ bộ chưa từng có của các “ông lớn” trong ngành Thương mại điện tử trong nước lẫn nước ngoài. Tiêu biểu là: Lazada, Tiki, Ebay, Shopee… Như vậy kinh doanh thông qua phương tiện công nghệ đang dần thay thế các phương tiện truyền thống. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang dần chuyển mình theo xu hướng một cách mạnh mẽ. Đây cũng chính là những tín hiệu lạc quan. Nó là một niềm tin tích cực cho những tân Cử nhân ngành TMĐT đang lựa chọn ngành học dẫn đầu xu hướng.
4. Ngành TMĐT sẽ học những gì?
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của nghề nghiệp, các bạn sinh viên học ngành TMĐT sẽ được cung cấp kiến thức về:
- Các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế,
- Mô hình kinh doanh điện tử,
- Cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược TMĐT,
- Thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử,
- Các kiến thức về quản trị kinh doanh,
Đặc biệt là các nghiệp vụ thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc. Ngoài những nghiệp vụ phục vụ cho ngành nghề, bạn còn được học về các điều khoản Luật, Kinh tế, Ngân hàng, Ngoại ngữ…và Quản trị kinh doanh để có khả năng và kiến thức trong quản lý doanh nghiệp. Điều này giúp cho sinh viên ngành TMĐT có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
5. Các trường đại học đào tạo ngành TMĐT
TMĐT đang là một ngành nghề khá HOT. Do vậy có rất nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo về ngành nghề này. Một trong số các cơ sở đào tạo uy tín đó là:
- Đại học edX
- Đại học Thương mại Hà Nội
- Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF)
- Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành Thương mại điện tử. Chúc bạn sẽ tìm được cho mình một công việc phù hợp trong tương lai.