Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vào Việt Nam đòi hỏi tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về pháp luật và an toàn thực phẩm. Thiên Di cung cấp dịch vụ cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi HCM uy tín và chuyên nghiệp.

1. Yêu cầu khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

(1) Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, nội dung kiểm tra cụ thể bao gồm:

- Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;

- Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;

- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

(3) Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

2. Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu về Việt Nam

Các bạn có thể tham khảo danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu ở TT 15/2018/TT-BNNPTNT tại mục số 17 và 18.

Dịch vụ cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi HCM

3. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 13/2020/NĐ-CP thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tiến hành như sau:

Cơ quan cấp phép:

Cục Chăn nuôi là cơ quan cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

3.1. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

3.2. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.

Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3.3. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu, trong đó có cam kết mẫu sản phẩm nhập khẩu không dùng cho hoạt động thương mại.

3.4. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

4. Trình tự xin cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo mục đích nhập khẩu đến Cục Chăn nuôi.

b) Trong thời hạn 20-30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 09.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Dịch vụ cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi HCM - Thiên Di

Với mục tiêu mang đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng, Thiên Di cung cấp các dịch vụ cần thiết để đưa thức ăn chăn nuôi ra ngoài thị trường, trong đó có dịch vụ cấp giấy phép nhập khẩu thực ăn chăn nuôi HCM. Không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ các quy định, hồ sơ, thủ tục liên quan. Chính vì vậy, Thiên Di sẽ thay mặt khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ và nhận được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định của Nhà nước.

Lựa chọn Thiên Di, Quý doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm quy trình làm việc chuyên nghiệp với sự phục vụ tận tình của đội ngũ chuyên gia, hỗ trợ giàu kinh nghiệm:

  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo đúng quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
  • Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, đảm bảo quá trình thông quan, vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng an toàn và nhanh nhất có thể.

Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ của Thiên Di như:

  • Xin Giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Dịch vụ Công bố thực phẩm:
  • Dịch vụ Công bố mỹ phẩm:
  • Công bố thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ hải sản:
  • Tư vấn đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả
  • Tư vấn hồ sơ thủ tục công bố các chế phẩm, đồ dùng gia đình (bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn,…)
  • Tư vấn và xin Mã số mã vạch
  • Hỗ trợ đăng ký mã số mã vạch cho các sản phẩm.
  • Tư vấn và tiến hành xin Giấy phép quảng cáo
  • Tư vấn và xin Chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Sale (CFS)
  • Tư vấn xin cấp giấy chứng nhận sức khoẻ

Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di:

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm, đăng ký bảo hộ logo, công bố mỹ phẩm nhập khẩu, công bố lưu hành mỹ phẩm,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 0981 317 0750 - 0868 083 683 – Email: info@luatthiendi.com

6. Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 36 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 028.6293 9377 - 0981 317 075- 0868 083 683

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com