Chính sách xã hội là một trong những điều kiện giúp cho giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, ổn định đời sống người dân. Đồng thời, có vai trò to lớn trong việc xây dựng xã hội theo hướng văn minh, ổn định. Vậy chính sách xã hội là gì ? Hiện nay Việt Nam có các chính sách nào, hãy cũng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Chính sách xã hội là gì

Chính sách xã hội là gì?

Khái niệm chính sách xã hội

Chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư, đó là những vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia.

Khai niệm chính sách xã hội

Khái niệm chính sách xã hội

Đặc trưng của chính sách xã hội

Một là, chính sách xã hội là chính sách đối với con người, nhằm vào con người, lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đối tượng tác động để hoàn thiện và phát triển con người một cách toàn diện.

Hai là, chính sách xã hội mang tính xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc.

Ba là, Chính sách xã hội có tính trách nhiệm xã hội cao, quan tâm và tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để mọi người phát triển.

Bốn là, chính sách xã hội bao giờ cũng có cơ chế hoạt động, bộ máy nhân sự, chương trình dự án và kinh phí hoạt động riêng.

Năm là, Chính sách xã hội còn có đặc trưng rất quan trọng là tính kế thừa lịch sử.

Các chính sách xã hội ở Việt Nam

  • Chính sách với người có công.
  • Chính sách về việc làm.
  • Chính sách về thu nhập.
  • Chính sách giảm thiểu hộ nghèo trên cả nước.
  • Chính sách về bảo hiểm xã hội.
  • Chính sách trợ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
  • Chính sách về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.

Các chính sách xã hội ở Việt Nam

Các chính sách xã hội ở Việt Nam

Ví dụ về các chính sách xã hội hiện nay dễ bắt gặp nhất được thực hiện bởi ngân hàng chính sách như:

  • Cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
  • Cho vay hộ nghèo.
  • Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhà ở kiên cố.
  • Cho vay với hộ cận nghèo để phát triển kinh tế.
  • Hỗ trợ cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
  • Cho vay để hỗ trợ công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm với người lao động bị thu hồi đất.
  • Cho vay để cải tạo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội ở Việt Nam

  • Người dân tộc thiểu số tại Việt Nam như: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng…
  • Công dân lao động ưu tú trực tiếp sản xuất trong 5 năm liên tục, trong đó có 2 năm là chiến sĩ thi dua được đơn vị cấp tỉnh, thành phố, bộ công nhận và cấp bằng khen thưởng.
  • Thương – bệnh binh, công an, quân nhân tại ngũ được cử đi học hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ từ 1 năm trở lên và hiện đã xuất ngũ tại khu vực 1.
  • Con thương binh, liệt sĩ, con bệnh tim, con thương minh mất sức lao động 81% trở lên, con của lực lượng anh hùng vũ trang, anh hùng lao động, con bà mẹ Việt Nam anh hùng.
  • Quân nhân, công an hoàn thành nghĩa vụ từ 2 năm trở lên và hiện nay đã xuất ngũ.

Các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội

Các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội

  • Thuộc diện các hộ chính sách xã hội:

+ Hộ nghèo.

+ Hộ đặc biệt khó khăn

+ Hộ gia đình là người dân tộc thiểu số.

+ Hộ gia đình có người là thương binh bệnh binh hay có công với cách mạng.

+ Hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam do chiến tranh để lại.

Tóm lại chính sách xã hội là gì?

Chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư, đó là những vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia. Có vai trò ổn định đời sống người dân, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tiến tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo hướng bền vững.