Balance sheet hay còn gọi là bảng cân đối kế toán đây là một báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có cùng nguồn vốn để hình thành tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Balance Sheet là một trong những báo cáo quan trọng nhất trong các bản báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp vận hành và sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả. Bảng cân đối kế toán hoàn toàn khác với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn.

Balance sheet cũng tương tự như một bản chụp nhanh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Thông thường là sau mỗi tháng, mỗi quý và có hai đầu chính là nợ và vốn.

Balance Sheet là gì?

Balance Sheet là gì?

Thành phần trong Balance sheet

Bảng cân đối kế toán được chia ra làm hai phần là nguồn vốn và tài sản theo nguyên tắc cân đối: 

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tài sản

Trong mục này, các tài khoản được liệt kê theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần từ trên xuống dưới. Tính thanh khoản ở đây là tính dễ chuyển đổi thành tiền mặt. 

Chúng được chia ra làm các loại tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong một năm hoặc ngắn hơn và các loại tài sản dài hạn, không thể chuyển đổi thành tiền mặt chỉ trong thời gian dưới 1 năm.

Thành phần trong Balance Sheet

Thành phần trong Balance Sheet

Các loại tài sản ngắn hạn

- Tiền và các tài khoản tương đương với tiền là các tài sản sở hữu tính thanh khoản cao nhất. Chúng có thể là tín phiếu kho bạc (treasury bills), các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (short-term certificates of deposit) hay  “hard currency” – đồng tiền có khả năng chuyển đổi dễ dàng với mức tỷ giá ổn định. 

- Các chứng khoán ngắn hạn: bao gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn luôn có sẵn các nhà đầu tư giao dịch trong thị trường. 

- Các khoản phải thu có liên quan đến tiền hàng nợ lại của khách hàng, hay cả khoản nợ xấu dự phòng. Bởi vì bất kỳ công ty nào cũng sẽ có một tỷ lệ khách hàng không đủ khả năng chi trả. 

- Hàng tồn kho: Là tổng số lượng hàng hóa có sẵn để bán ra, có mức giá thấp hơn giá thị trường. 

- Chi phí trả trước là khoản tiền đại diện cho các giá trị đã được thanh toán như bảo hiểm, tiền thuê nhà, hợp đồng quảng cáo. 

Các loại tài sản ngắn hạn

Các loại tài sản ngắn hạn

Các loại tài sản dài hạn

- Khoản đầu tư dài hạn: bao gồm những tài sản chứng khoán không thanh lý hoặc không thể thanh lý trong một năm 

- Những tài sản cố định: Bao gồm máy móc, thiết bị, đất đai, văn phòng và nhiều tài sản tồn tại lâu dài, tài sản cần nguồn vốn lớn

- Tài sản vô hình: Bảo gồm những tài sản phi vật chất nhưng vẫn mang giá trị như lợi thế thương mại và tài sản trí tuệ. Tuy nhiên tài sản vô hình chỉ được liệt kê trong Balance sheet khi chúng được mua về, thay vì được nội bộ công ty tự phát triển. Do đó, giá trị của tài sản vô hình có thể bị đánh giá thấp hơn so với giá trị thực mà nó mang lại. 

Các loại tài sản dài hạn

Các loại tài sản dài hạn

Nguồn vốn

Nguồn vốn sẽ được sắp xếp theo thứ tự cấp bách về sự yêu cầu hoàn trả. Các nguồn vốn sẽ được sắp xếp theo trật tự từ nguồn vốn nợ đến vốn chủ sở hữu. 

Nguồn vốn nợ bao gồm các nguồn vốn chiếm dụng và các khoản vốn vay hay còn gọi là nợ phải trả. Nguồn vốn nợ được sắp xếp theo thứ tự: Các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 

Vốn chủ sở hữu là tài sản tiền thuộc sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông của công ty. Vốn chủ sở hữu còn được gọi là “tài sản ròng”.

Ý nghĩa các thành phần trong Balance sheet

Tất cả các tài sản đều được tài trợ từ một nguồn tài trợ nhất định nào đó, chẳng hạn như vốn nợ hay vốn chủ sở hữu. Mỗi thành phần đều mang ý nghĩa kinh tế và pháp lý riêng. 

Đối với phần tài sản

- Về mặt pháp lý: Tài sản thể hiện tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo được lập, thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp. 

- Về mặt kinh tế: Những số liệu trong phần tài sản thể hiện quy mô cũng như kết cấu các loại tài sản, vốn của doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm báo cáo được lập. Các tài sản này có thể tồn tại dưới dạng vật chất hay phi vật chất. Thông qua đó đánh giá một cách tổng quát quy mô về vốn và khả năng phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp. 

Ý nghĩa các thành phần trong Balance

Ý nghĩa các thành phần trong Balance

Đối với phần nguồn vốn

- Về mặt pháp lý: Nguồn vốn phản ánh nguồn gốc hình thành các loại tài sản hiện doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo. Từ đó cho biết doanh nghiệp đang có trách nhiệm pháp lý phải thanh toán với những khoản nợ.

- Về mặt kinh tế: Số liệu tại phần nguồn vốn phản ánh quy mô cũng như cơ cấu các nguồn vốn đã được đầu tư, huy động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá khái quát mức độ tự chủ tài chính cũng như khả năng hạn chế các rủi ro tài chính có thể xảy ra của doanh nghiệp. 

Việc hiểu rõ và nắm vững những khía cạnh pháp lý cũng như kinh tế của các con số trên bảng cân đối kế toán giúp bạn hiểu rõ hệ số tài chính của doanh nghiệp. 

Hạn chế của Balance sheet

Bảng cân đối kế toán mang đến những thông tin vô cùng quý giá cho các nhà phân tích và đầu tư. Tuy nhiên Balance sheet vẫn mang một số nhược điểm nhất định. 

- Balance sheet chỉ được tổng hợp sơ lược trong một thời điểm nhất định nên nó chỉ có khả năng so sánh tình hình tài chính ở hiện tại với thời điểm trong quá khứ. Chính vì vậy nhiều tỷ số tài chính cần được phân tích dựa vào dữ liệu trên cả bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả kinh doanh.

Từ đó doanh nghiệp mới có thể tái hiện được bức tranh tổng quát nhất về những thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Mỗi doanh nghiệp đều có hệ thống kế toán khác nhau, cách xử lý hàng tồn kho và khấu hao khác nhau nên những số liệu được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán cũng sẽ thay đổi khác nhau.

Chính vì vậy, các nhà quản lý thường biến đổi những con số để bản báo cáo trông được “đẹp mắt” hơn. Các nhà phân tích nên chú ý đến những chú thích được đề cập trong bảng cân đối kế toán để xác định phương pháp tính toán tài chính của công ty, từ đó tìm ra các dấu hiệu bất thường. 

Hạn chế Balance Sheet

Hạn chế Balance Sheet

Những điều cần lưu ý

- Balance sheet là một bản báo cáo tài sản, báo cáo tài chính, báo cáo nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. 

- Balance sheet là một trong ba bản báo cáo tài chính cốt lõi trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó được sử dụng để đánh giá tổng quan về một doanh nghiệp. 

- Bảng cân đối kế toán là nơi tổng hợp sơ lược tình hình tài chính của doanh nghiệp từ ngày ban hành ( bao gồm tài sản và nợ) 

- Những nhà phân tích nên sử dụng Balance sheet cùng các báo cáo tài chính khác để tính toán các tỷ số tài chính được chính xác nhất. 

Tóm lại Balance Sheet là gì?

Balance sheet (bảng cân đối kế toán) đây là một báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có cùng nguồn vốn để hình thành tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Balance Sheet là một trong những báo cáo quan trọng nhất trong các bản báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp vận hành và sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả.

Nguồn: https://topkinhdoanh.com/balance-sheet-la-gi/