Cô giáo Trần Thị Thu Hiền – gần 30 năm giữ lửa trái tim, nhiệt huyết đam mê với ngành Giáo dục mầm non.

                              Theo quan điểm của cô giáo Trần Thị Thu Hiền: Giáo dục mầm non hiện nay giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nên tính cách và sự phát triển của trẻ, là bậc học quan trọng nhất, là nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

Nhà quản lý - ham học hỏi và áp dụng những phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới.

hình ảnh
Cô giáo - Thạc sĩ Trần Thị Thu Hiền

                               Gần 30 năm công tác trong ngành giáo dục mầm non, cô giáo Trần Thị Thu Hiền (sinh năm 1972), cô là người con gái của quê hương xứ nhãn (Phù Cừ, Hưng Yên), cô tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục mầm non và bảo vệ luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, cô là một Đảng viên ưu tú, hiện cô đang giữ vai trò làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Mầm non Sắc Màu Tuổi Thơ (tại 2 cơ sở ở thành phố Hà Nội và Bắc Ninh) và Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoàng Gia (thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên), cô luôn luôn tâm huyết giữ lửa trái tim, nhiệt huyết đam mê đến với mỗi thế hệ mầm non – chủ nhân tương lai của đất nước.

                   Theo cô Hiền: Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non chính là nền móng quan trọng để giúp mỗi đứa trẻ có được sự trưởng thành đúng đắn nhất. Những đứa trẻ được giáo dục bài bản từ khi lớn lên sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Chúng lớn lên sẽ là những đứa trẻ hiểu chuyện, biết yêu thương, biết chia sẻ, biết có trách nhiệm. Đặc biệt những đứa trẻ khi được áp dụng các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đúng chuẩn sẽ tránh được các tệ nạn xã hội.

                       Giai đoạn mầm non được coi là giai đoạn “vàng” trong việc giáo dục và phát triển thể chất của trẻ. Do đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới giúp trẻ phát triển toàn diện. Cô rất tâm đắc với 5 phương pháp giáo dục nổi tiếng sau:

                                            Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được phát triển bởi nhà tâm lý học người Ý nổi tiếng Loris Malaguzzi. Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm của việc giáo dục” và “trao quền làm chủ cho trẻ”, tập trung tăng cường bồi dưỡng và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ thông qua ngôn ngữ biểu đạt, khả năng nhận thức và giao tiếp hàng ngày.

                                           Phương pháp giáo dục Montessori được sáng lập bởi tiến sĩ, bác sĩ người Ý Maria Montessori. Phương pháp Montessori được xây dựng với phương châm giáo dục cốt lõi là tôn trọng tất cả những điểm riêng biệt của trẻ và khuyến khích tính chủ động của trẻ trong mọi tình huống với những giáo cụ Montessori chuyên biệt. Qua đó, trẻ sẽ có cơ hội thể hiện năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo và phát triển tiềm năng của bản thân một cách toàn diện và tối ưu.

                                           Phương pháp giáo dục Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, được nghiên cứu và sáng lập bởi giáo sư Glenn Doman. Phương pháp này mở đầu cho xu hướng giáo dục trẻ ngay từ sớm tại nhà với việc cha mẹ sẽ đóng vai trò làm những người thầy đầu tiên của con.

                                           Phương pháp giáo dục Steam là phương pháp giáo dục trẻ mầm non đã không còn quá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Đây là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với khả năng cung cấp kiến thức toàn diện, đa lĩnh vực cho trẻ về 5 lĩnh vực bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học). Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là cho trẻ tiếp cận các kiến thức một cách hoàn toàn tự nhiên, tự do, không gò bó. Qua đó, giúp nâng cao hiệu suất học tập của các bé, giúp trẻ chủ động hơn trong mỗi hoạt động, kích thích sự sáng tạo và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết.

                                            Phương pháp giáo dục Steiner là phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi bật, được xây dựng và phát triển bởi Waldorf hay Rudolph Steiner - một nhà giáo dục và triết học người Áo. Có phần khác biệt với các phương thức giáo dục truyền thống, phương pháp Steiner tập trung vào 3 yếu tố cơ bản của con người là suy nghĩ, cảm xúc và ý chí. Qua đó, phương pháp này thúc đẩy sự liên tưởng, hợp tác cũng như tạo ra cơ hội để các bé học tập, sáng tạo và phát triển trí tuệ thông qua các hoạt động học tập thường ngày (ví dụ như ca hát, tập đọc, vẽ tranh,....). Cũng giống như nhiều các phương pháp nổi tiếng khác, phương pháp Steiner luôn khuyến khích bé thực hành, tự trải nghiệm, vui chơi và sáng tạo theo cá tính riêng của mình.                                Không chỉ áp dụng 5 phương pháp nổi tiếng trên thế giới này vào việc dạy học, mà cô Hiền còn sáng kiến đưa nhiều hoạt động hội thi trong tháng, trong năm học giúp trẻ phát triển toàn diện hơn như: Ngày hội đa giác quan, ngày hội biết ơn, con đã lớn khôn, rung chuông vàng,....

                             Cô còn hưởng ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng tiếng Anh (song ngữ) trong việc dạy và học, kết hợp cả các môn năng khiếu như: Múa, hát, võ,.... Bởi theo cô Hiền việc sử dụng tin học và tiếng Anh trong việc dạy và học, kết hợp cả các môn năng khiếu là vô cùng quan trọng đối với thời đại 4.0 hiện nay. Nhà quản lý tài ba – truyền cảm hứng yêu nghề, vượt qua mọi khó khăn cho các giáo viên mầm non trẻ.

                               Không chỉ là người giữ vai trò quản lý, là một bậc tiền bối mà cô Hiền giống như một người mẹ, một người chị cả luôn luôn dìu dắt cho biết bao các cô giáo mầm non vừa mới chập chững bước vào nghề. Cô luôn luôn mời các Giáo sư, tiến sĩ giảng viên của các trường Đại học lớn thuộc chuyên ngành Giáo dục mầm non, về tập huấn chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong trường. 

                           Cô luôn luôn hỏi han về đời sống, hoàn cảnh, tâm lý của giáo viên và tạo mọi điều kiện cho giáo viên học nâng cao trình độ, giúp giáo viên theo nghề, yêu nghề hoàn thiện: Đức – Trí – Thể - Mỹ. 

                            Trong hơn 2 năm vừa qua chống chọi với đại dịch Covid 19, cô Hiền đã đồng hành, động viên, san sẻ, thương xót những khó khăn vất vả của giáo viên và giúp đỡ về mặt tài chính trong khi cô là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề của đại dịch Covid 19 nhiều nhất.

Thành quả mà cô giáo - Thạc sĩ Trần Thị Thu Hiền đạt được.

“Có công mài sắt, có ngày lên kim”

                          Thành quả mà cô Hiền đạt được không hề nhỏ: Các trường mầm non của cô đã nâng tầm Quốc tế, phụ huynh tin tưởng vào chất lượng dạy học và chăm sóc, số lượng học sinh ngày càng đông. Trẻ rất tự tin năng động, thông minh và đạt giải cao trong các cuộc thi năng khiếu và trí tuệ.

                          Nhiều giáo viên của cô cũng đạt được giải cao trong các đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, quận, tỉnh, thành phố.

                          Đại dịch Covid 19 suy giảm, trường lớp được mở trở lại. Giáo viên của cô lại quy tụ về chung một nhà - bên người chị cả tài ba!

                                         Đồng chí cô giáo - Thạc sĩ Trần Thị Thu Hiền đã góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp Giáo dục mầm non nước nhà ngày càng phát triển và đi lên, là một nhà quản lý tài ba, là một tấm gương sáng đối với giáo viên mầm non trẻ! Chúc cô có một sức khỏe dồi dào để cống hiến tài năng cho đất nước.

-Hết-

Bút danh: Hoàng Thêm