Từ lúc con em bắt đầu đến giai đoạn ăn dặm tới nay là em lên mạng tìm đủ thông tin về cách chế biến món ăn cho con. Mẹ chồng em thấy vậy cứ nói em vẽ chuyện, ngày xưa mẹ đẻ đến 9 người con mà đâu có điều kiện lên mạng để nghiên cứu như chúng mày đâu mà ai vẫn cứ lớn lên và thông minh không thề thua kém bạn bè. Thấy mẹ nói cũng có tình có lý nên em cũng hỏi mẹ một số món ăn quen thuộc mà mẹ thường hay nấu cháo, thế là mẹ khuyên em trong tất cả các loại cháo như cháo thịt heo, thịt bò, lươn, ếch, em cứ việc củ dền vào cho bé ăn. Vì dền có màu đỏ nên ăn vào nhất định sẽ bổ máu, hoặc không bổ ngang thì bổ dọc. Và thế là kể từ đó trở đi, bữa ăn nào em cũng cho củ dền vào đồ ăn cho bé. Em cứ nghĩ mọi việc như thế là đã ổn, nào ngờ hôm qua em gặp đứa bạn thân cũng có con nhỏ, em mới kể cho nó cách chế biến ăn dặm của em thì nó đã vô cùng hoảng hốt, thậm chí nó còn liệt kê ra cho em biết một vài loại rau tuyệt đối không cho trẻ ăn thường xuyên và quá nhiều. Em viết ra đây cho các mẹ dễ dàng hình dung hơn nhé:



Củ dền



Khi bé chưa được 6 tháng tuổi, các mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn củ dền nhé. Vì ở tháng tuổi này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên dễ bị ngộ độc và rối loạn khi ăn củ dền. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong củ dền rất giàu folate và các chất dinh dưỡng khác. 100g củ dền có chứa khoảng 50kcal năng lượng, 5g lipid, 11g carbon hydrate, 2g xơ và 1g protein, 312g kali. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều sẽ gây hiện tượng methemoglobin máu, bé bị tím tái, ngạt thở, nghiêm trọng hơn là dẫn tới tử vong.







Cải bó xôi



Chỉ cần nghe đến cái tên cải bó xôi thôi là các mẹ đã biết ngay công dụng thần thánh cả loại rau này rồi đúng không ạ. Tuy nhiên vì trong cải bó xôi có chứa hàm lượng carotene cao, nếu tích lũy quá nhiều thì carotene có thể lắng đọng trong lớp sừng da và có thể gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ. Không chỉ vậy, trong cải bó xôi cũng có chứa nhiều axit oxalic – một chất ngăn cản sự hấp thụ canxi của cơ thể. Các mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều cải bó xôi hay nấu cải bó xôi chung với hải sản, tôm cá để bé có thể phát chiều cao toàn diện và không mắc chứng loãng xương.







Cần tây



Theo một nghiên cứu mới đây nhất cho biết trong cần tây có chứa nhiều nước, khoảng 1/3 là chất xơ. Nên nếu cho trẻ ăn nhiều cần tây, sau khi đi vào trong dạ dày và ruột thì cơ thể bé không thể tiêu hóa được nhiều, chỉ cung cấp cảm giác “no” chứ không cung cấp calo. Do vậy nếu mẹ nào đang cho trẻ ăn quá nhiều cần tây thì nên dừng lại ngay để đường tiêu hóa của bé còn có thời gian nghỉ ngơi nữa nhé.






Rau mùi



Một chén súp ngon thường phải có rau mùi, đây cũng là lý do vì sao các mẹ thường chọn loại rau này để thêm vào khi nấu súp (đặc biệt là súp cua), tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên nếu dùng nhiều bé sẽ bị tăng bài tiết mật và gây tổn hại đến gan đấy nha các mẹ.






Lá hẹ



Lá hẹ lâu nay nổi tiếng với bài thuốc chữa ho và làm mẹo cho bé không bị sốt khi mọc răng, tuy nhiên nếu lạm dụng việc dùng lá hẹ quá nhiều sẽ gây khó tiêu, đau bụng và dẫn đến tiêu chảy. Hơn nữa đối với các bé dưới 12 tháng tuổi thì các mẹ càng nên hạn chế vì hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định nhé.





Bên cạnh những loại rau củ ăn nhiều sẽ gây hại cho bé trên, mình còn muốn chia sẻ cho các mẹ biết thêm một vài loại rau củ nếu chế biến không đúng cách cũng sẽ gây hại cho bé.



Nấm ngâm trong nước quá lâu: Nấm được mệnh danh là thần dược bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại, tuy nhiêu nếu khi chế biến nấm, các mẹ rửa quá kỹ và ngâm nấm trong nước quá lâu thì sẽ làm mất đi những dưỡng chất bên trong nấm. Đặc biệt, một trong những chất rất quan trọng sẽ bị mất đi khi ngâm nấm quá lâu trong nước là chất Ergosterol (được coi là tiền Vitamin D).


Ăn cà chua khi đói: Cái này tuyệt đối cấm kỵ nha các mẹ, vì trong cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Nếu cho bé ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây "căng thẳng" và làm khó cho dạ dày. Nên nếu các bé nào có thói quen ghiền ăn cà chua thì các mẹ nên cho bé ăn sau bữa ăn để đảm bảo không gây hại cho dạ dày nhé.


Uống quá nhiều nước ép cà chua và cà rốt: Nước ép có vị ngọt và dễ chịu nên các bé sẽ rất thích. Tuy nhiên các mẹ đừng lạm dụng loại nước này quá vì 2 loại củ quả này chứa rất nhiều vitamin A, nếu lượng vitamin A quá cao có thể dẫn đến ngộ độc vì lượng dư thừa sẽ được lưu trữ trong cơ thể của bé.


Thế đấy các mẹ ạ, việc cho con ăn dặm tưởng không khó mà thật ra khó không tưởng thật sự. Những điều mang đến cho con đối với người trong cuộc đôi lúc lại nghĩ là tuyệt đối rồi, không cần phải hỏi ý kiến từ những người xung quanh nhưng thật chất là các mẹ nên tham khảo thêm nhiều thông tin dinh dưỡng từ các bác sĩ cũng như các chuyên gia để tránh những sai lầm hối tiếc cả đời nhé. Cũng may mà nhờ đứa bạn thân mà em cũng rút ra được bài học kinh nghiệm từ việc cho con ăn dặm lần này. Chúc các mẹ đang có con trong độ tuổi ăn dặm sẽ tìm ra được nhiều thực đơn ngon và đảm bảo dinh dưỡng cho các con nhé.



Xem thêm các bài viết liên quan tại đây:


Bất chấp nòi giống, 12 loại rau củ giàu canxi gấp 2 lần sữa, nuôi trẻ nhỏ mỗi năm cao thêm 5cm, đúng chuẩn trẻ em quốc tế


Những loại rau củ cực tốt cho mẹ và thai nhi


Cột mốc quan trọng bắt đầu cho bé ăn sữa chua, váng sữa, phô mai và các loại sữa lên men khác


Xem thêm các clip: