Theo công trình nghiên cứu của Harry Harlow về mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con. Ông thực hiện nghiên cứu này trên những con khỉ để tìm ra thuyết gắn bó.

Ban đầu, Harry Harlow chọn ra những con khỉ không có mẹ. Chúng có tính cách bất thường và không thể giao tiếp với những con khỉ khác trong bầy. Trong quá trình phân chia cấp bậc trong bầy khỉ, những con khỉ không mẹ không thể thực hiện vai trò của mình. Nói cách khác, chúng có tâm lý bất ổn, có thể tấn công mãnh liệt vào những trường hợp không cần thiết hoặc co cụm trong sợ sệt. Nếu sinh con, chúng cũng không biết cách chăm sóc con cái của mình.


hình ảnh

(Ảnh minh họa - Nguồn internet)

Một nghiên cứu khác của Spitz và Wolf (1935) tại trại trẻ mồ côi. Ông chia thành 2 nhóm, một nhóm có mẹ và 1 nhóm không có mẹ.

Với nhóm phụ thuộc vào mẹ, đám trẻ cho thấy cảm giác an toàn và hiếu động hơn. Các cử chỉ gần gũi, âu yếm giúp đám trẻ nhanh học hỏi, tập đi và tập nói nhanh chóng.

Đối với nhóm trẻ không có mẹ bên cạnh thường mắc hội chứng hospitalism khiến chúng bị rối loạn tâm lý, hay trầm cảm và sợ sệt.

Vào khoảng năm 1946, Spitz đã tiếp tục nghiên cứu về triệu chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em hay còn được xem là rối loại gắn bó. Chúng có tên gọi là Anaclitic Aepression trầm cảm vắng mẹ. 

Triệu chứng này thường xuất hiện ở những trẻ nhỏ nếu vắng mẹ trong 3 tháng. Nếu thiếu vắng mẹ có thể gây nên các biểu hiện khác như: chậm phát triển tâm hồn, không giao tiếp với thế giới bên ngoài, sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.