Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung Ương, tính từ tháng 10/2020 đến nay đã có 820 trẻ nhập viện vì bị cúm nặng, trong đó có nhiều bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm não.

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng mạnh vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.

Bệnh cúm thường lành tính, nếu được điều trị, chăm sóc tốt, trẻ sẽ vượt qua nhẹ nhàng. Ngược lại, nếu chủ quan có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Vậy làm thế nào để chăm sóc con đúng cách và tránh biến chứng khi trẻ bị cúm mùa? Hãy cùng tìm hiểu về cúm mùa và lắng nghe những lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa dưới đây mẹ nhé.

  • TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn.

• Thời gian ủ bệnh của cúm rất ngắn, chỉ khoảng 1 - 2 ngày.

• Khi bị cúm, trẻ sẽ có các triệu chứng điển hình như sốt vừa đến cao 39 - 40 độ C và kéo dài tới 3-4 ngày,

• Trẻ bị ho, ớn lạnh, đau họng, đau cơ, nhức đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần... đôi lúc cúm còn gây nôn mửa và tiêu chảy.

  • CÚM MÙA NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO VỚI TRẺ EM

Với trẻ em hệ miễn dịch kém, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:

• Gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp, suy thận, nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

• Cúm có thể gây nguy kịch cho những người mắc bệnh mãn tính có sẵn như bệnh lý về tim mạch và hô hấp.

• Trẻ dễ bị mất nước khi nhiễm cúm, mất quá nhiều nước và muối sẽ khiến suy kiệt và tử vong.

• Gây ra các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai.

• Có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính.

  • CHĂM SÓC TRẺ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM?

• Phối hợp dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho (nếu có), không tự ý cho trẻ uống các loại kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

• Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.

• Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, bột, sữa và uống nhiều nước ấm, nước hoa quả có nhiều vitamin C.

• Giữ ấm cho trẻ, nhất là khi trời lạnh, mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

• Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay của trẻ và cho trẻ đi khám khi trẻ sốt cao, uống thuốc nhưng không hạ, trẻ li bì, ăn bao nhiêu nôn bấy nhiêu, ho càng lúc càng nặng, tiếng ho mệt mỏi.

• Bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng  giúp tăng cường thể lực, nâng cao sức đề kháng ở trẻ và tăng khả năng phòng chống bệnh tật, giúp phục hồi nhanh sức khỏe của trẻ mới ốm dậy