Mẹ bị tiểu đường, con có sao không?

Chứng tiểu đường khi mang thai xảy ra trên 4 – 7% thai phụ, đây là biến chứng phổ biến nhất trong quá trình mang thai. May mắn thay, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng là biến chứng dễ đối phó nhất.

        thừa cân: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ em bé bị chứng “macrosomic” và thường sẽ phải sinh mổ do bé quá to. Nếu sinh thường, nhiều khả năng em bé sẽ bị gãy xương hoặc tổn thương dây thần kinh. Những em bé này còn có nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành.

  • Dị tật bẩm sinh: Em bé có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi máu và chức năng tim bị ảnh hưởng.
  • Lượng đường máu của thai nhi quá thấp: Bác sĩ sẽ lấy máu từ gót chân em bé mới sinh để xét nghiệm đường huyết. Mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt để ngăn ngừa hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng khác như co giật, hôn mê hay tổn thương não.
  • Sinh non hoặc thai lưu: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường khi mang thai với sự gia tăng nguy cơ thai chết lưu trong 2 tháng cuối thai kỳ nếu không được kiểm soát trong suốt quá trình mang thai.
  • Tiền sản giật: Những thai phụ bị chứng béo phì hoặc tiểu đường khi mang thai không được kiểm soát tốt thường đối mặt với nguy cơ bị tiền sản giật rất cao.