Các bà mẹ hãy nhớ nhé : Thời gian ngủ chuẩn của trẻ theo tháng


*** Bé 1 tháng tuổi – Thời gian ngủ đêm 8,5 giờ – Thời gian ngủ ngày 8 giờ


*** Bé 6 tháng tuổi – Thời gian ngủ đêm 10,5 giờ – Thời gian ngủ ngày 4 giờ


*** Bé 12 tháng tuổi – Thời gian ngủ đêm 11 giờ – Thời gian ngủ ngày 2,5 giờ


*** Bé 24 tháng tuổi – Thời gian ngủ đêm 11 giờ – Thời gian ngủ ngày 2 giờ


Tìm hiểu phương pháp 7 ngày giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn


Để đảm bảo cho trẻ phát triển tốt một cách toàn diện thì việc cho con ngủ vào thời điểm nào, ngủ ở đâu là rất quan trọng. Việc đó đôi khi còn cần được mẹ quan tâm hơn cả chuyện con ăn gì, con nặng bao nhiêu kí lô.


1. Tạo không gian ngủ phù hợp


Nguyên tắc vàng khi tập thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ đó là mẹ cần có một không gian lý tưởng, hoặc là thật yên tĩnh hoặc là có âm thanh du dương và ánh sáng dịu nhẹ. Bé sẽ tự làm dịu và ngủ thiếp đi lúc nào không biết mà không cần đến sự tác động nhiều của mẹ. Trẻ sẽ bắt đầu giấc ngủ một cách ít căng thẳng nhất cũng như dễ dàng quay lại giấc ngủ sau mỗi lần thức dậy để ăn đêm. Như vậy, ba mẹ cũng sẽ có một giấc ngủ ngon cùng bé.


Cách giúp trẻ nhận thức được đã đến giờ đi ngủ bao gồm việc làm vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, mát xa, cho bé uống sữa và hát ru hoặc đọc truyện cho trẻ nghe. Các hoạt động đó sẽ được lặp lại mỗi tối và sẽ thành thói quen, mẹ chỉ việc đặt bé lên giường, vỗ về bé là bé ngủ ngay. Mẹ lưu ý nhớ đặt bé nằm ngửa để giảm thiểu nguy cơ SIDS (Hội chứng trẻ sơ sinh đột tử trong lúc ngủ).


Làm sao giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc vào ban đêm các mẹ nên biết phần 2


2. Đưa bé vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng nhất có thể


Ngủ là một nhu cầu tất yếu hoàn toàn tự nhiên của trẻ. Nhưng không phải trong hoàn cảnh nào trẻ cũng tìm được cái bản năng trời sinh ấy. Nếu bé đang lim dim buồn ngủ mà mẹ đặt bé nằm phịch vào giường hay bất chợt có một tiếng động mạnh thì bé giật mình tỉnh giấc là chuyện đương nhiên. Khi bé gắt ngủ thì đúng là một thách thức đối với cả mẹ và bé.


Chuẩn bị đến giờ đi ngủ, mẹ có thể cho bé ti sữa, bú bình hoặc ngậm núm vú giả. Khi bé đã ngà ngà, mẹ hãy hạn chế tất cả các âm thanh đột ngột bằng cách hát hoặc mở nhạc ru to hơn một chút, từng bước đi của mẹ rồi cách mẹ đặt bé xuống giường hay vào trong nôi cũng phải thật từ từ và nhẹ nhàng. Lưu ý lớn nhất đó là lúc mẹ rời cánh tay để đặt bé nằm xuống. Một mẹo hay cho các mẹ đó là: đối với các bé nhạy cảm, mẹ hãy giữ một tấm chăn ngay khi bế bé để bé vẫn cảm thấy ấm áp khi rời đôi tay mẹ.


3. Cho bé ngủ chung giường với mẹ


Bé ngủ chung với bố mẹ có rất nhiều ưu điểm, nó không chỉ giúp gắn kết thêm tình yêu thương giữa mẹ và bé mà còn tạo ra những liên kết vật lý vô hình giữa hai mẹ con. Với các mẹ cho con bú thì việc ngủ chung giường sẽ rất tiện mỗi khi mẹ cho bé ăn đêm. Nhiều mẹ thấy rằng nếu ngủ cạnh con mẹ có thể nhanh chóng vỗ về, dỗ dành để trẻ ngủ tiếp mỗi khi con tỉnh giấc. Đối với các trẻ nhút nhát hay sống nội tâm, việc tăng cường sự thân mật bằng cách ngủ chung với con là rất tốt.


Tuy nhiên, có nhiều bé ngủ cùng bố mẹ lại dễ bị tác động hơn là khi con ngủ riêng. Đồng thời, theo một số nghiên cứu khoa học đáng tin cậy thì trẻ em ngủ chung giường với người lớn sẽ có nguy cơ SIDS cao hơn trẻ ngủ một mình. Trên thực tế, trong tổng số các trường hợp SIDS thì có đến 50% số ca tử vong khi trẻ ngủ chung với bố mẹ.


Theo một hướng dẫn mới của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ thì bố mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hoặc là trên giường riêng nhưng được đặt ngay cạnh giường của bố mẹ là an toàn nhất. Và bạn cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:


++ Đặt bé nằm ngửa khi ngủ;


++ Để xa các đồ vật có thể làm vật cản khi trẻ trở mình;


++ Không để bé ngủ trên giường nước, trên ghế sofa hay ghế bành


++ Duy trì môi trường không khói thuốc;


++ Cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng rượu, ma túy hoặc bất kỳ loại chất kích thích nào khi có sự hiện diện của trẻ;


++ Tránh đặt bé nằm giữa cả bố và mẹ.


4. Tập cho bé bỏ thói quen đòi bế khi ngủ


Nếu mẹ đã tạo cho trẻ thói quen được bế khi ngủ trong những tháng đầu đời (thông thường là dưới 5 tháng tuổi) thì trẻ rất dễ dính mẹ ngay cả khi ngủ. Nếu không có vòng tay ấm áp và êm ái của mẹ thì trẻ không ngủ, quấy khóc đòi mẹ hoặc rất dễ tỉnh giấc. Cũng giống như cai sữa cho trẻ, tập cho bé nằm ngủ một mình mất khoảng vài tuần và đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn của mẹ. Nhưng tác dụng của việc này sẽ rất lớn, bé sẽ độc lập hơn và mẹ không quá mệt mỏi vì mất ngủ khi chăm bé về đêm.


Cách thức để loại bỏ thói quen đòi bế khi ngủ của trẻ như sau: Đầu tiên, mẹ vẫn lặp lại các công việc quen thuộc để chuẩn bị cho bé đi ngủ như: cho bé ti sữa, đọc truyện hoặc hát ru. Không cần chờ bé ngủ, khi bé vẫn còn tỉnh táo, mẹ đặt bé vào nôi và ngồi cạnh nôi để đong đưa cho bé ngủ. Nếu bé khóc, mẹ chỉ nên dỗ bé bằng cách nói chuyện và vỗ về để làm dịu trẻ và không nên bế bé dậy chỉ trừ khi trẻ khóc toáng. Mẹ cũng làm tương tự nếu bé thức dậy giữa đêm. Sau 3 đêm thực hiện thói quen này một cách nhất quán, đến đêm thứ tư, mẹ bắt đầu tách dần trẻ và chỉ cần trấn an trẻ khi thực sự cần thiết. Đến ngày thứ chín, nhiều trẻ đã bắt đầu đi vào khuôn phép và mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì trẻ đã ngoan ngoan tự chìm vào giấc ngủ ngon.