Cuộc sống vợ chồng không thể tránh khỏi những xích mích, cãi vã, chỉ là ít hay nhiều. Vậy thì khi cãi nhau với chồng, vợ cần ứng xử thế nào cho thông minh nhất?



Cãi nhau với bạn đời là cả một nghệ thuật. Cũng có người trưởng thành từ những cuộc tranh cãi, cũng có người vì tranh cãi mà chịu tổn thương trong tâm hồn. Sự khác biệt của những hệ quả này nằm ở chỗ, lời nói và hành động của người trong cuộc được kiểm soát thận trọng, hay đã vượt quá ranh giới báo động của quan hệ vợ chồng.



Là vợ khôn, hãy làm sao để sau cuộc tranh cãi, những gì người này để lại trong lòng người kia không phải sự tổn thương mà là cảm giác yêu và trân trọng, thấy hiểu nhau nhiều hơn…



Để làm được điều này, đây là 8 điều mà vợ phải khắc cốt ghi tâm, làm được thì chồng nể chồng yêu cả đời đó ạ!


1. Không to tiếng



Thông thường, khi có vấn đề bức xúc, (thậm chí chỉ một vấn đề cực nhỏ) hai vợ chồng thường lời qua tiếng lại, không ai chịu ai, dần dần quá đà trở thành cãi cọ, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Anh vũ phu, nàng hoá "sư tử Hà Đông". Vậy mục đích của những cuộc cãi vã ấy là gì? Là tìm tiếng nói chung. Hay khẳng định mình đúng?



Nếu để tìm tiếng nói chung, thì cãi cọ quả là một sự lựa chọn quá sai lầm, bởi sau cuộc cãi vã, không những mục đích không đạt được, mà còn gây ra hậu quả nặng nề: Vợ chồng mâu thuẫn, không khí gia đình u ám. Nếu để khẳng định mình đúng, thì thử hỏi đúng hay sai có mang lại niềm vui hay không?



Cái tôi phụ nữ lớn, cái tôi đàn ông còn lớn hơn gấp bội. Cảm giác thua vợ khiến người chồng không chỉ bực tức, mà dần nảy sinh chán ghét. Vậy tại sao, chỉ vì muốn khẳng định cái tôi nhất thời mà ta lại khiến chồng chán ghét. Vậy nên vợ khôn thì tuyệt đối đừng dùng cách to tiếng để giải quyết vấn đề nhé!


2. Vũ khí nước mắt



Cha ông ta bảo "chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe", "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Rõ ràng, với chồng, quát tháo không thể có tác dụng bằng lời nói nhẹ nhàng. Chẳng có ông chồng nào thích vợ ghê gớm, đanh đá, chua ngoa.



Thế nên, khi chồng làm điều sai trái, vợ hãy thật bình tĩnh, ăn nói nhỏ nhẹ. Dùng lời nói nhẹ nhàng phân tích cho chồng hiểu, và đôi khi dùng đến vũ khí bí mật "nước mắt" nữa. Nhớ là đừng dùng nước mắt quá nhiều, chỉ khi thật cần thiết. Đàn ông rất dễ mềm lòng, cảm thấy áy náy trước giọt nước mắt của vợ, nhưng nếu lúc nào cũng khóc, chồng lại cho rằng vợ mình yếu đuối, uỷ mị. Và như thế vũ khí "khóc" sẽ không còn tác dụng.


3. Biết khi nào nên bỏ qua



Chị em có biết, 69% các cuộc xung đột vợ chồng là không thể tránh khỏi vì chúng liên quan đến sự khác biệt trong tính cách? Nếu có điều gì đó liên tục khiến ban thân khó chịu, hãy thử hỏi xem liệu một cuộc cãi vã có thay đổi được gì không, hay có lợi cho đời sống vợ chồng hay không? Nếu câu trả lời là không, tốt nhất nên mặc kệ.


4. Dùng đúng đại từ



Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người không bao giờ thích bị phê bình, chỉ trích hay đổ lỗi là họ đã làm gì sai, cho dù họ có sai thật. Cho nên nếu bị ai đó nói “anh lại về muộn nữa rồi”, chúng ta thường có phản xạ là tìm cách lý giải lỗi không thuộc về mình.



Lời khuyên dành cho người phụ nữ thông minh nên làm gì khi cãi nhau với chồng là hãy nói “em hơi buồn vì anh về muộn”, cách nói này dẫn đến một phản ứng ít phòng thủ hơn ở đối phương.



5. Chỉ nói đúng ý muốn nói



Nhiều người nói năng thiếu kiềm chế trong lúc tức giận để rồi sau đó lại phải ân hận vì “tôi không có ý đó”. Hãy chỉ nói đúng “ý” của mình thôi chị em nhé, để tránh tối đa việc gây ra cho nhau những hiểu lầm, sự thất vọng không đáng có. Bởi đàn ông rất thích thẳng thắn, họ vốn không thể đóan được những ẩn ý từ lời bóng gió xa xôi của vợ đâu. Khi cãi nhau với chồng, người phụ nữ thông minh nên tránh kiểu nói vòng vo mà không đi thẳng vào vấn đề, rồi lại thất vọng vì chồng không hiểu họ.



6. Mượn lời người khác mắng chồng



Chồng làm việc sai trái, chị em muốn mắng chồng lắm, nhưng biết rằng mắng mỏ cũng chẳng có tác dụng gì, chỉ chuốc thêm phiền muộn cho bản thân, vậy, hãy mượn lời người khác giúp mình làm điều đó. Người khác ở đây chính là bố mẹ chồng, anh chị em chồng, bạn bè chồng, thậm chí con cái (nếu con đã lớn).



Khi bố mẹ mắng, đương nhiên chồng sẽ phải im lặng mà nghe, như thế có phải ta cũng "hả lòng hả dạ" rồi không. Khi anh chị em chồng mắng dưới hình thức khuyên nhủ, chồng cũng cảm thấy xấu hổ mà không trút giận lên vợ. Khi bạn bè chồng chê bai, đương nhiên cái sĩ diện của chồng sẽ nâng cao, và lần sau sẽ không muốn bị "thua bạn kém bè" nữa (nhớ là chọn người bạn "ngoan" hơn chồng để nhờ vả).



Và đặc biệt khi bị con cái trách cứ, ý thức làm cha phải làm gương tốt cho con sẽ trỗi dậy. Bởi không người bố nào muốn trở thành xấu xí trong mắt con, nên chắc rằng, bố sẽ không để con thấy mình "tái phạm". Vậy là, chẳng cần trực tiếp mắng mỏ, chị em mình vẫn tìm ra cách để tác động đến chồng.


7. Không giận lâu



Nếu vợ chồng giận nhau rồi, thì đừng giận lâu các chị em nhé. Không nên để cho không khí gia đình ảm đạm quá ba ngày. Tại sao lại không quá ba ngày? Vì ngày đầu lửa giận còn hừng hực, ngày hai dần xuôi xuôi, nên ngày ba phải dập tắt đi. Vợ chồng giận nhau, không khí gia đình u ám, các con buồn bã, chính bản thân mình cũng buồn.


Việc gì phải rước cái bực về? Sống hoà nhã, vui vẻ với nhau không hơn sao đúng không chị em?


8. Dùng "chuyện yêu" để hoá giải



Quy tắc này chẳng cần nói chị em cũng hiểu rõ rồi. Nhất là khi chính vợ làm chồng giận, dùng chuyện này là giải pháp nịnh chồng hay nhất đó. Người ta bảo, vợ chồng "đầu giường giận nhau, cuối giường hết giận" là thế. Chuyện chăn gối không chỉ giúp vợ chồng hoà thuận, mà còn giúp vun đắp tình cảm vợ chồng, tăng cường sức khoẻ, giúp phụ nữ đẹp hơn, vậy tại sao không thể coi đấy là quy tắc vàng trong cách đối xử với chồng chứ.



9 điều mà một người vợ không nên nói với chồng khi đang tranh cãi



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/10/P56UMHIBdf-480x360.jpg