Mới đây, một bà mẹ đã đăng tải bức ảnh chụp khoảnh khắc người bố (chồng cô ấy) quỳ gối xuống đất để con trai bên cạnh cầm roi đ.á.n.h. Khoảnh khắc khiến nhiều người tò mò và cũng không khỏi xót xa. Vì sao lại có chuyện ngược đời như vậy.

hình ảnh

Theo tìm hiểu, người mẹ này cho biết, chuyện bắt đầu từ việc vợ chồng cô có một cậu con trai đang học cấp 2. Tuy nhiên, thành tích học tập của con luôn rất tệ, đã thế còn nghịch ngợm. 

Từ trước đến nay, cô là người trực tiếp nuôi dạy con một mình, vì chồng đi làm ở xa. Sợ ông xã lo lắng nên cô rất hiếm khi than thở với anh về chuyện dạy con, một mình cô tự chịu trách nhiệm với chuyện này. Nhưng cô không ngờ dạy con lại khó đến thế, mềm mỏng nghiêm khắc đủ cách nhưng con trai vẫn không thay đổi chút nào, thậm chí còn bị giáo viên phê bình và thằng bé đã đòi bỏ học. 

Quá bế tắc, cuối cùng người mẹ cũng mách với chồng về vấn đề này. Lo lắng cho con, người bố quay trở về nhà nghỉ phép sau bao tháng đi làm ăn xa. Lúc về đoàn tụ với gia đình, ông bố rất hối hận về việc chỉ vì kiếm tiền mà bỏ bê chuyện dạy dỗ con.

Thế là vào một ngày, để trị đứa trẻ, ông bố đã yêu cầu con cầm cây roi đ/á/n/h mình và ông đã quỳ xuống trước bàn thờ tổ tiên để nhận lỗi, vì bản thân bao lâu nay đã không làm tròn bổn phận của một người bố. Giờ con trai trở thành đứa trẻ ngỗ nghịch thế này, ông nghĩ lỗi là do chính bản thân mà ra nên muốn được nhận hình phạt xứng đáng.

Trước tình huống bất ngờ, cậu con trai sợ hãi đứng một bên cầm cây roi, tuy nhiên khi người bố bảo đ/á/n/h thì cậu bé lại không dám. Nhóc tỳ tái mặt nói với giọng run rẩy: “Con không đ/á/n/h bố được đâu”, thế nhưng ông bố vẫn kiên quyết muốn con trai làm điều này. Ông còn nói một cách dứt khoát: “Đây là quy tắc của tổ tiên chúng ta, nếu con không đ/á/n/h bố, bố sẽ không thể đứng dậy." 

Cậu con trai lúc này mới cầm cây roi dơ lên và bắt đầu đ/á/n/h nhẹ vào người bố. Khi ông bố yêu cầu dùng lực mạnh hơn, nhóc tỳ đã sợ đến mức bật khóc và sau đó miệng liên tục xin lỗi bố mẹ về những việc bản thân đã làm, hứa sau này sẽ không lỳ lợm mà sẽ ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ, chăm chỉ học hành.

Khi cảnh tượng này được chia sẻ, cộng đồng mạng đã nổ ra cuộc tranh luận gay gắt. Có người đồng tình với cách giáo dục con trai của người bố, nhưng có người thì phản đối. Tuy nhiên, ai cũng bày tỏ sự đồng cảm, xót xa với nỗi lòng của các bậc bố mẹ khi dạy con, đó thực sự là chuyện không dễ dàng gì.

Trên thực tế, mỗi gia đình sẽ có quan điểm, phương pháp giáo dục con khác nhau và dĩ nhiên không có một quy định chung nào được áp dụng cho tất cả bố mẹ trên hành trình dài đằng đẵng này. Vì mỗi đứa trẻ là một cá thể mang trong mình những đặc trưng và tính cách khác nhau, chỉ khi bố mẹ hiểu con và tìm đúng được cách nuôi dạy phù hợp thì thành quả mới đến.

hình ảnh

Nuôi dạy con là một hành trình kiên trị đầy nỗ lực của bố mẹ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn cấp 2, cấp 3, bố mẹ cần nhớ những nguyên tắc sau đây:

Trước hết, tạo cho con một môi trường gia đình hòa thuận

 Gia đình là trường học đầu tiên của đời người, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Một gia đình dân chủ, hòa thuận và tốt đẹp mang lại cho trẻ em một nơi trú ẩn ấm áp, trong khi trong một gia đình độc đoán, cha mẹ và con cái không thể giao tiếp bình thường, dẫn đến tính cách tự ti, khép kín của đứa trẻ.

Tất cả các vết sẹo tinh thần trong gia đình sẽ gây ra các mức độ tổn thương tâm lý khác nhau cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải đáp ứng những nhu cầu chính đáng và hợp lý của con cái. Thường xuyên giao tiếp với trẻ và xây dựng một bầu không khí gia đình hòa thuận.

Nâng cao phẩm chất của bản thân và làm gương cho con cháu 

Quan niệm giáo dục của cha mẹ, phong cách nuôi dạy con cái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của trẻ và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách lành mạnh.

Một số cha mẹ vì mải mê vui chơi hoặc quá dành tâm sức cho công việc, buông lỏng việc giáo dục khiến con cái sa ngã. Phụ huynh hiện đại cần hiểu về tâm lý học và các kiến thức khác liên quan đến giáo dục con người, nâng cao phẩm chất của bản thân, không ngừng sửa mình để con cái tiếp nhận hình ảnh tích cực tốt đẹp.

Tôn trọng trẻ về mặt tình cảm và tâm lý

Cha mẹ phải hiểu rằng giáo dục con cái vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Con cái là niềm hy vọng của cha mẹ, nên tôn trọng con, không coi con như "tài sản" riêng. Không được cho mình quyền được la mắng, đánh đòn con. Thay vào đó, nên học cách thấu hiểu, khuyến khích con trao đổi ý kiến với mình. Trẻ sẽ lớn lên trong môi trường được yêu thương, tôn trọng cũng sẽ đối xử với người khác tương tự.