Kiểu ngồi chữ W có thể khiến trẻ thoải mái và trông có vẻ vững chắc nhưng nó lại được các nhà trị liệu nhi khoa cảnh báo về ảnh hưởng xấu đến vận động của trẻ.


1. Các cơ không ổn định được khớp hông:làm tăng độ nghiêng của xương chậu, có thể dẫn đến xoay thân kém, giảm độ linh hoạt của trục cơ thể và chậm phát triển vận động tinh.

2. Hình thành “dáng đi chim bồ câu”: Khi trẻ ngồi kiểu chữ W, xương chày, xương đùi của trẻ cũng bị vặn vào trong, góp phần vào việc tạo “dáng đi chim bồ câu” ở trẻ: gót chân hướng ra ngoài và đầu gối quay vào trong, khiến dáng đi trở nên bất thường. Đi bộ dễ trở nên mệt mỏi, chậm hơn. Trẻ dễ vấp ngã khi chạy, giảm nhận thức về sự thăng bằng của cơ thể .

3. Trẻ ngồi chữ W sẽ có nguy cơ bị yếu cơ, gặp khó khăn nếu muốn di chuyển trọng tâm. Điều này dẫn đến việc giảm sử dụng phản ứng cân bằng của cơ thể. Lâu dần, khả năng phối hợp 2 bên trái, phải của trẻ sẽ gặp khó khăn khi vận động.


Do vậy, các Mẹ chú ý, nếu thấy bé ngồi dáng chữ W, Mẹ có thể ra tín hiệu bằng cách gõ nhẹ vào chân bé hoặc dùng lời nhắc nhở “hãy ngồi lại đi con”, “hãy ngồi kiểu khác”…Và Mẹ hãy dạy bé các tư thế ngồi thay thế như ngồi khoanh chân, ngồi duỗi chân, ngồi bên (xếp hai chân sang cùng một bên và gập gối lại), ngồi xổm, ngồi ghế, quỳ ngắn (mông đặt lên hai gót chân)… để ngăn chặn tư thế ngồi chữ W không trở thành vấn đề lớn trong tương lai.

Các Mẹ chú ý nhé!