Lắc lư đưa bé ngủ là phương pháp ru ngủ được nhiều mẹ áp dụng vì rất hiệu quả.

Trong suy nghĩ của nhiều người, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được người lớn lắc lư, đung đưa. Trong vòng tay mẹ, con sẽ nhắm mắt lại và ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ phải chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ, đừng lắc mạnh, đặc biệt là phần đầu. Nếu rung lắc đầu quá mạnh, hậu quả rất khó lường như trường hợp ông nội lắc lư đưa cháu ngủ.

https://lh3.googleusercontent.com/_jpnpr1oiOeoFnIMQ5KKRqz4K-V-Si0YJhzWvM072liclFa4Ikc-_o2zxh5-iHtQWqaBUc6hCXvFsB1NYRtAYQzYXeAM

Ảnh minh họa: Kknews

Nếu rung lắc đầu quá mạnh, hậu quả rất khó lường. - Ảnh minh họa: sohu

Chị X. đến từ TQ, không lâu sau khi kết hôn, chị đón thêm một thành viên. Vợ chồng chị đều không có kinh nghiệm chăm trẻ, ngoại trừ cho con bú thì hầu hết đều do ông bà nội chăm trẻ. Kể từ khi chị có con, bố mẹ chồng cũng gác lại tất cả công việc để giúp nàng dâu chăm sóc cháu trong thời gian ở cữ. Bi kịch cũng từ đây mà ra.

Một hôm, sau khi cho con bú xong, chị giao cháu cho ông nội bế. Ông nội lắc lư đưa cháu ngủ và đứa trẻ ngủ rất nhanh. Chị đã nói với con rằng "ông không lắc như thế này được đâu, nó sẽ không tốt cho não của cháu đấy". Ông nội nghe thấy có vẻ hơi tức giận. Ông nghĩ rằng, chẳng phải ông đã nuôi con trai lớn lên khỏe mạnh từ khi còn nhỏ hay sau. Nhưng 3 ngày sau, cuối cùng bi kịch đã xảy ra với đứa cháu yêu của ông.

Đứa bé lúc nào cũng khóc, dỗ cũng không chịu nín, ngay cả khi cho con bú cũng vậy. Linh cảm có điều gì đó không ổn, gia đình đã nhanh chóng đứa đứa trẻ đến viện. Kết quả chẩn đoán cho thấy, đứa trẻ bị chảy máu trong não. Bác sĩ cho biết nguyên nhân là do rung lắc khi chăm sóc trẻ.

hình ảnh

Nếu rung lắc đầu quá mạnh, hậu quả rất khó lường. - Ảnh minh họa: sohu

Khi nghe lời giải thích của bác sĩ, ông nội vô cùng ân hận. Ông không ngờ rằng hành động của mình đã khiến cháu trai phải gánh chịu hậu quả lớn như vậy.

Đây vốn không phải là trường hợp hy hữu trong cuộc sống. Trẻ sơ sinh vốn còn non yếu, bất kể là tư thế bồng bế hay ru con ngủ đều phải cẩn trọng. Khi mới đến thế giới, trẻ còn lạ lẫm với môi trường xung quanh và không thể nào nói được khi chúng bị tổn thương. Khi có gì khó chịu xảy ra với mình, trẻ chỉ biết dùng tiếng khóc như một "tín hiệu" gửi đến người lớn.

Để dỗ dành những đứa trẻ đang khóc, không còn cách nào khác ngoài việc bế lắc đung đưa như vậy. Nhưng trẻ sơ sinh còn rất yếu, phương pháp lắc lư ru trẻ ngủ không an toàn và phù hợp. Cách chăm con này rất sai lầm, nếu bố mẹ nào mắc phải, hãy dừng ngay.

Thứ nhất: Rung lắc mạnh gây tổn thương não, hậu quả là rất nguy hiểm

Tỷ lệ cơ thể của trẻ sơ sinh rất khác so với người lớn. Đầu của chúng chiếm một phần lớn của cơ thể. Trước 3 tháng, cơ cổ của trẻ phát triển không tốt, đầu không đủ sức để hỗ trợ những phần còn lại. Do vậy, cha mẹ phải chăm sóc cẩn thận, phải nâng đỡ và bảo vệ phần đầu bé.

Nếu trẻ thường xuyên bị người lớn rung lắc trong giai đoạn này, thậm chí nguy hiểm hơn nếu rung lắc quá mạnh có thể khiến toàn bộ đầu bị rung, mô não bên trong cũng bị rung lắc. Tưởng tượng giống như cái cách chúng ta lắc một quả trứng gà, phần đỏ và phần trắng trứng gà bên trong sẽ được hòa trộn vào nhau. Đối với trẻ sơ sinh, bằng cách này, mô não của chúng cũng sẽ bị tổn thương và gây xuất huyết nội sọ. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tê liệt và tử vong.

Thứ hai: Ngoài rung lắc cũng có một số hành động không được làm với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Trẻ 6 tháng đầu còn rất yếu và chúng không có ý thức tự bảo vệ. Ngoài việc rung lắc mạnh, chúng ta cũng không được vỗ mạnh vào lưng trẻ. Tung hứng khiến bé cảm thấy vuicũng là hành động rất nguy hiểm và có thể gây ra thiệt hại lớn cho bé.

Thứ ba: Dỗ dành trẻ đúng cách

Lý do trẻ thích được lắc lư là vì chúng tìm thấy cảm giác thoải mái như khi còn nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên có hai mặt tốt xấu trong hành động rung lắc trẻ. Do đó, không có nghĩa là hành động này bị nghiêm cấm hoàn toàn.

Bố mẹ chỉ nên rung lắc nhẹ, cải cảm giác này vừa khiến bé thích thú lại không gây hại. Nhưng khi bế trẻ, người lớn phải chú ý đỡ phần cổ, sau đó dùng tay vỗ nhẹ vào lưng. Khi lắc lư, cơ thể và đầu trẻ phải nghiêng về một bên, cách này giúp trẻ tránh khỏi tổn thương như kể trên.

Mỗi đứa trẻ là thiên thần nhỏ đáng yêu nhất trong gia đình. Cha mẹ nào cũng mong con được an toàn, khỏe mạnh và lớn lên dưới sự bảo bọc của gia đình. Vì vậy, cha mẹ hãy tránh những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé, đặc biệt là thói quen rung lắc trẻ.

Nguồn: Sohu