Bố mẹ trẻ ngày nay, nhất là 9x, có vẻ nuôi con nhàn nhã hơn thế hệ trước. Liệu điều này có đúng không?

Có khoảng thời gian rất dài, việc một em bé té ngã và người lớn dỗ dành bằng cách “đánh chừa cái bàn làm em té”, “đánh chừa đôi giày”, “đánh chừa mặt đất” rất phổ biến.

hình ảnh

Con ăn vạ thì mặc con nhé (Ảnh BJH)

Nhưng ngày nay, nếu một em bé té ngã, bố mẹ sẽ nói rằng con ngã là vì con chạy nhanh, con không cẩn thận, không thể đổ lỗi cho cái bàn, cái ghế làm con ngã. Lần sau nhất định con sẽ cẩn thận hơn, nếu không thì sẽ ngã đau như bây giờ. Ngày xưa con trẻ đang chơi mà lăn ra đất thì ông bà sẽ hốt hoảng la toáng lên, khiến đứa trẻ sợ hãi khóc theo, hình thành tâm lý tự ti không dám mạo hiểm sau này. Con bây giờ bé ngã thì bé tự đứng dậy, bố mẹ chỉ quan sát từ xa, sau đó hỏi con có sao không. Tuyệt nhiên chẳng có cảnh nhào tới ôm con xoa đầu xoa tay xoa chân.

Bố mẹ 9x nuôi con bây giờ nhàn thật sao, có những khía cạnh các cụ phải chịu đấy.

Mới đây, một cư dân mạng đã chia sẻ một đoạn video dễ thương. Chẳng là người phụ nữ đang đi chợ về nhà thì thấy một đứa trẻ khóc lóc nằm lăn lộn trên đường. Té ra chẳng phải ai xa lạ mà chính là con nhà hàng xóm. Người phụ nữ toang đến thì từ xa, mẹ bé trai mỉm cười và bảo không cần phiền chị.

hình ảnh

Khóc đứng khóc ngồi mà không ai quan tâm là sao? (Ảnh BJH)

Lúc này người phụ nữ mới nhìn rõ cô hàng xóm là mẹ bé trai đang ngồi khá xa.  Bà mẹ 9x bình tĩnh ngồi quan sát con, cười với chị hàng xóm rồi cúi xuống nghịch điện thoại. Quay lại đứa trẻ thì nó cứ nằm đó khóc la giẫy giụa, hai mẹ con cứ thế bế tắc.

Người phụ nữ tốt bụng định nếu 20 phút trôi qua mà tình hình không khả quan thì sẽ đến dỗ đứa trẻ, vì nó đã khóc khản cả cổ. Tuy nhiên, em bé bắt đầu nín khóc và quan sát xung quanh, thấy mẹ vẫn đang vui vẻ cầm điện thoại. Thấy chiêu này không ăn thua, bé chỉ còn cách đứng dậy đi tìm mẹ. Nhưng vẫn cố làm nũng đòi mẹ bế, đòi mẹ xin lỗi vì chọc con, nhưng mẹ hoàn toàn không đoái hoài. Cuối cùng bé trai đành phải chịu thua, khuôn mặt bí xị, trong khi người mẹ thì nở nụ cười chiến thắng.

hình ảnh

Con tha thứ cho mẹ đấy, mẹ ẵm con đi (Ảnh BJH)

Người dì hàng xóm chứng kiến ​​cả quá trình mà cười đau cả bụng, thật sự bất mãn. Ngày xưa mình nuôi con ngó trước ngó sau, không bao giờ dám để con lăn ra đất thế này. Bọn trẻ bây giờ chăm con sao mà nhàn thế. Thảo nào mà thấy bố mẹ 9x rất trẻ trung, ra đường còn nắm tay nhau mặc kệ con lết thết đi sau.

Cư dân mạng bình luận cả đồng tình lẫn bất bình:

"Làm mẹ sao có thể để con như thế này? Con còn khóc nhè mà mẹ cứ thế mua ly trà sữa rồi ngồi từ từ thưởng thức sao?"

“Mẹ cũng là lần đầy làm mẹ thôi con ơi, con thích chiến tới đâu thì mẹ chiều tới đó thôi à”

“Ôi mẹ này trẻ nghé thật chứ. Tôi thấy rằng cách tốt nhất để đối phó với một đứa nhóc là phớt lờ nó. Hôm nọ khi tôi xuống nhà lấy đồ, một đứa trẻ sơ ý bị ngã, không khóc, sau đó nằm trên mặt đất không đứng dậy, có lẽ không đau nên mẹ bé không bế bé lên xem. Vẫn là bà nội chạy lon ton đến đỡ cháu, mắng mẹ không biết chăm con, thế là thằng bé được nước gào to lên, dù trước đó nó chẳng có vẻ gì là đau đớn. Đúng là ở chung với ông bà thì khó dạy con lắm.”

hình ảnh

Chiêu này mình thấy chúng nó làm thành công lắm mà, sao mình thất bại ta? (Ảnh BJH)

“Lần sau nếu tức giận thì đừng ở xa như vậy, có xe thì làm sao mà giải quyết được?”

“Con trai tôi không gào thét và lăn lộn, nhưng nó cũng là một tay cừ khôi khi nó chống trả.”

“May mắn là con gái tôi không bao giờ lăn trên sàn đất vì nó ưa sạch sẽ cực kỳ luôn.”

“Con trai tôi hồi nhỏ như vậy, nằm dưới đất chắc nên tôi cũng không quan tâm, chỉ biết đứng nhìn. Nhưng những người đi qua đều kéo nó lên, và tôi đã thuyết phục họ mặc kệ nó đi. Họ nhìn tôi cứ như mẹ mìn ý!”

“Chỉ cần mẹ có điện thoại di động, con có thể khóc cho đến bạn không thể khóc được nữa.”

“Đáng yêu quá, cuối cùng quần áo của thằng bé đều là màu xám.”

hình ảnh

Ảnh BJH

Phần lớn các ý kiến đều cho rằng miễn là đảm bảo sự an toàn của con, mẹ có thể bình tĩnh ngồi xem con muốn ăn vạ như thế nào. Đối với ông bà hoặc các thế hệ trước, cứ hễ trẻ nhỏ lăn đùng ra gào khóc là họ vội vã đáp ứng nhu cầu của nó. Lần sau trẻ quen thói sẽ khóc lâu hơn, nằm giãy dài hơn, và mức độ cứ thế mà tăng dần. Nhưng "chiêu" này không hiệu quả với bố mẹ trẻ, họ biết rằng nếu nhượng bộ thì sau này sẽ rất khó dạy con. Vì thế hình ảnh con nằm lăn ra đất còn bố mẹ tươi tỉnh ngồi bên cạnh không còn xa lạ gì nữa. Nhưng thế hệ trước thì không đồng ý cho lắm, các mẹ nghĩ sao về tình huống này?