Khi mẹ bầu khóc, liệu thai nhi có rơi nước mắt không? Chắc là không nhưng con sẽ bị ảnh hưởng nhiều lắm, mẹ cẩn thận.

Mẹ bầu cần chú ý đến cảm xúc của mình, đừng vì nghĩ con trong bụng không biết khóc mà tha hồ buồn sầu, rơi lệ. Mẹ bầu khóc có thể khiến thai nhi buồn và thương tổn, mẹ phải nhớ giữ tâm trạng thật tốt, vì con.

Sự thật mẹ bầu khóc thai nhi có khóc theo

Khi bà bầu khóc, thai nhi có cùng rơi nước mắt không? Thực tế vì tuyến lệ thai nhi chưa phát triển hoàn thiện nên thai nhi không khóc khi mẹ rơi lệ mà chỉ có những cử động buồn bã. Thai nhi có thể cảm nhận được sự buồn bã và bồn chồn của mẹ thông qua tốc độ dòng máu của mẹ và điều này có ảnh hưởng nhất định đến con. Dù mẹ khóc, con không khóc cùng nhưng sự buồn thương của con sẽ không thua kém gì mẹ.

hình ảnh

Ảnh: clearbrookinc

Ảnh hưởng mẹ khóc đến thai nhi

1. Thai nhi thấy không an toàn

Thai nhi cảm nhận được những thay đổi cảm xúc của người mẹ. Nếu bà bầu có tâm trạng không tốt, đứa trẻ sẽ cảm thấy bất an, điều này ảnh hưởng đến việc hình thành cảm giác an toàn.

2. Sức khỏe của thai nhi

Tâm trạng bà bầu thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu trong cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Thai nhi có thể cảm thấy bồn chồn sau khi cảm nhận được sự thay đổi cảm xúc của mẹ, khiến cho thai nhi cử động bất thường, có thể gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ rất nguy hiểm.

hình ảnh

Ảnh: classy

Mẹ nên chú ý điều tiết cảm xúc

1. Tìm điều yêu thích để làm

Sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai có thể khiến tâm trạng mẹ bầu thất thường. Để tâm trạng tốt hơn, mẹ có thể tìm kiếm điều yêu thích để làm, giúp xoa dịu tâm trạng và còn có thêm kỹ năng.

2. Xả cảm xúc tiêu cực một cách hợp lý

Phụ nữ mang thai có thể trút bỏ những cảm xúc tiêu cực một cách hợp lý thông qua các kênh thích hợp, chẳng hạn như tập một số bài tập thể dục phù hợp. Tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng và giảm lo lắng, đồng thời cũng có lợi cho việc sinh nở suôn sẻ.

hình ảnh

Ảnh: pinterest

Ngoài ra, mẹ bầu có thể ca hát, trò chuyện với bạn bè… để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Nếu tâm trạng không tốt, mẹ bầu hãy cố gắng trút bỏ chứ đừng giữ trong lòng, sẽ có thể bị trầm cảm, chán ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

3. Chia sẻ với gia đình

Khi mang thai, bà bầu không chỉ cần người nhà chăm lo cho cuộc sống hàng ngày như chuẩn bị ba bữa ăn cân bằng, chia sẻ nhiều việc nhà hơn… mà còn cần được người nhà quan tâm đến những thay đổi cảm xúc, tăng cường giao tiếp, giúp giải tỏa căng thẳng. Phụ nữ mang thai có xu hướng suy nghĩ nhiều rất cần được chồng và người thân trấn an, nhường nhịn.