Để con không  khóc, người mẹ đã cho con trai 4 tháng vào tủ lạnh.

Khi cha mẹ trở thành thủ phạm bạo hành, việc phát hiện và giải cứu trẻ em gặp nhiều khó khăn. Mới đây, một trường hợp trẻ sơ sinh tử vong ở Nhật Bản đã gây rúng động dư luận bởi người ra tay tàn nhẫn này được nghi là cha mẹ ruột của cậu bé, đáng sợ hơn là hành vi nhét con trai vào tủ lạnh  khiến cậu bé 4 tháng tuổi bị chết cóng từ lúc nào không hay.

Cảnh sát tìm về nhà tìm bé trai để vạch trần vụ việc

Theo báo chí Nhật Bản cho biết, nhân viên ở Trung tâm Tư vấn Trẻ em ở thành phố Kawaguchi, tỉnh Saitama đã cảm thấy nghi ngờ khi không liên lạc được với cha mẹ của một bé trai 4 tháng tuổi. Câu hỏi đặt ra ngay lúc này đối với họ là liệu em bé có an toàn không? Vì vậy phía trung tâm đã gọi cảnh sát để được giúp đỡ. 

hình ảnh

Cảnh sát đến nhà của cậu bé 4 tháng tuổi để điều tra. Nguồn hình: sohu

Ngay lập tức cảnh sát đã liên lạc với mẹ của cậu bé và đến nhà của họ để điều tra. Tuy nhiên khi hỏi cha mẹ của cậu bé về tung tích của con mình thì người mẹ chỉ vào tủ lạnh và nói rằng "Con tôi ở trong đó". Lập tức, nhân viên cảnh sát đã mở tủ lạnh và điều không may đã xảy ra. Họ tìm thấy thi thể của đứa trẻ vào lúc 19 giờ giờ tối.

hình ảnh

Thi thể cậu bé 4 tháng tuổi được phát hiện trong tủ lạnh. Nguồn hình: sohu

Cha mẹ của cậu bé đã bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi bỏ con ruột của mình vào tủ lạnh. Người mẹ 27 tuổi Alimu và người chồng 24 tuổi kể rằng họ không hề biết chuyện gì đang xảy ra vì lúc này hai vợ chồng đang làm việc trong văn phòng, nhưng phía cảnh sát tìm hiểu thì biết rằng người mẹ này đang thất nghiệp.

Cho con vào tủ lạnh để trấn tĩnh tiếng khóc

Sau khi có đầy đủ bằng chứng không thể chối tội, người chồng thú nhận do tiếng khóc của con trai quá ồn ào nên vợ chồng anh đã cho con trai vào tủ lạnh để con được “trấn tĩnh”, không ngờ con lại dễ tử vong đến thế nên họ bàn bạc cất thi thể cháu bé trong tủ lạnh.

Khi cảnh sát tìm thấy, thi thể của cháu bé đã ở mức không thể nhận ra. Vụ việc vẫn đang được điều tra.

hình ảnh

Nguồn hình: sohu

Hầu hết bậc cha mẹ trong các vụ bạo hành đều tin rằng "Con mình sinh ra, mình có quyền dạy, đánh con là chuyện thường", "Con hư đánh chết cũng được", "Con là của riêng mình... phải kỷ luật con để răn đe, để người khác không thể kiểm soát được", cho dù con họ bị thương nặng hoặc qua đời.

Trong nhiều vụ việc được phát hiện, một số cha mẹ hối hận vì đã đánh con mình song không ít người chống chế rằng đó không phải là hành hạ mà chỉ là một bài học nhỏ cho đứa trẻ.

Quặn lòng khi “Hổ dữ… nỡ ăn thịt con”

Mới đây nhất ở Việt Nam cũng mới xét xử vụ án liên quan giết bé gái tên M. (3 tuổi) do chính tay bố dượng (Tuấn) và mẹ đẻ (Lan Anh) sát hại. Đây được xem là vụ án bạo hành độc ác nhất, hành vi của các bị cáo mất hết tính người, xoá bỏ luân lý đời thường. Cháu M. sinh ra chịu nhiều thiệt thòi, thiếu hơi ấm của cha mẹ nhưng lại bị mẹ đẻ và bố dượng bạo hành nhiều lần. Chỉ vì đòi uống sữa mà cháu bị Tuấn và Lan Anh đánh đập nhiều lần.

Đôi khi, trong lúc dạy con, khó tránh khỏi những lúc cha mẹ nổi nóng. Điều đó có thể xuất phát hoàn toàn từ tình yêu nhưng đó là cách yêu thương không đúng. 

Thực tế, cơn giận của cha mẹ trút lên con bằng đòn roi hay la mắng không thể cải thiện được tình hình, càng không mang lại giá trị giáo dục mong muốn. Trái lại, hành động đánh mắng còn để lại hậu quả xấu đến hành vi, tâm tính và làm tổn thương hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Những đứa trẻ sống trong gia đình thường xuyên dùng roi đòn để trừng phạt trở nên rối loạn nhân cách, hung hăng, căng thẳng. Các trẻ này hoặc có xu hướng tìm đến bạo lực hoặc trở nên căng thẳng tinh thần đến cùng cực, sống thu mình và lầm lì, thậm chí có thể gây hại cho chính mình hoặc cho người khác. Cứ như thế, mục tiêu cha mẹ mong muốn con mình đạt được sẽ mãi không thành hiện thực. Một vòng luẩn quẩn rượt đuổi giá trị giáo dục giữa cha mẹ và con cái sẽ không bao giờ có thể tìm được điểm đến sau cùng. 

Do đó, là cha mẹ, nếu không thể kiểm soát được chính những phẫn nộ, ức chế của bản thân thì đừng nên tìm đến đòn roi hay hình phạt để dạy dỗ con mình. Hãy luôn nhớ việc làm trong lúc nóng giận bao giờ cũng luôn dại dột.