Cuộc chiến giữa người lớn, nhưng đôi khi, trẻ con lại là người gánh hậu quả. Một câu chuyện đau lòng vừa mới xảy ra như vậy đã khiến nhiều người bàng hoàng và phẫn nộ.
Theo báo chí đưa tin, vụ việc xảy ra tại bang Texas (Mỹ). Cảnh sát thành phố nhận được cuộc gọi từ một người phụ nữ, thông báo rằng con gái cô đã bị bố ruột c/h/o u/ố/n/g x/ă/n/g.
Mẹ bé gái kể lại rằng, khi vừa bước vào nhà, cô đã ngửi thấy mùi xăng nồng nặc khắp nơi. Cô hỏi nguồi chồng rằng, có chuyện gì xảy ra khi cô vắng nhà. Rất nhanh sau đó, người mẹ đã phát hiện ra hành động kinh hoàng của ông bố Bridgemon.
Khi cảnh sát đến hiện trường, nghi phạm là người đàn ông Edgar James Bridgemon (24 tuổi) đã bỏ trốn, nhưng anh ta nhanh chóng chấp nhận đầu thú vì bị cảnh sát truy đuổi ráo riết.
Bé gái lập tức được đưa đến Trung tâm Y tế khu vực Paris trong tình trạng khẩn cấp và hiện được điều trị tại Trung tâm Y tế Nhi đồng ở Dallas. Tình trạng của bé đã có những cải thiện đáng kể.
Trong quá trình thẩm vấn, người bố đã thừa nhận anh ta c/h/o con gái u/ố/n/g x/ă/n/g với mục đích kết thúc sự sống của đứa bé. Mặc dù cảnh sát chưa công bố thông tin về động cơ gây án, mẹ bé gái nói rằng nguyên nhân là do cô không muốn tiếp tục mối quan hệ với Bridgemon, hai người dự định sẽ chia tay.
Ảnh minh họa, nguồn: PNGĐ
Mời bà con đọc thêm thông tin: Theo pháp luật, sau khi bố mẹ ly hôn, con cái sẽ ở với ai
Ly hôn là việc vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, tại thời điểm quyết định toà án có hiệu lực Pháp luật của tòa án. Sau khi ly hôn, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nghĩa vụ, điều kiện giáo dưỡng và quyền nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đây được xem là một dạng tranh chấp phổ biến của nhiều cặp vợ chồng khi thực hiện thủ tục ly hôn.
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Sau ly hôn, cả 2 vẫn có quyền lợi và trách nhiệm nuôi con, ảnh: dSD
Theo quy định trên thì sau khi ly hôn thì nếu con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi) thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc bố mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nếu con trên 36 tháng (trên 3 tuổi) đến dưới 07 tuổi thì tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định người nào phù hợp với sự phát triển mọi mặt của con thì sẽ giao cho người đó.
Nếu con từ đủ 07 tuổi thì sẽ xem xét nguyện vọng của con.
Khi ly hôn, pháp luật vẫn đảm bảo quyền lợi của con. Việc thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc nuôi dưỡng con sau ly hôn luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp để xem xét và quyết định một cách hợp lý, luôn tập trung vào lợi ích của con.
Toà án sẽ xem xét giao quyền trực tiếp nuôi con cho cha hoặc mẹ có đầy đủ các điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Trường hợp có bất cứ yêu cầu nào khác về quyền nuôi con người có quyền trước tiên sẽ mà cha mẹ của đứa bé.
Quy định này đảm bảo rằng con được trải qua một môi trường ổn định và được trông nom, chăm sóc một cách tốt nhất sau khi ly hôn của cha mẹ. Tất cả những quyền và nghĩa vụ này được thiết lập để đảm bảo con nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết, bất kể hoàn cảnh sau ly hôn.
Thực tế, cha hoặc mẹ có quyền đàm phán và thỏa thuận với nhau về việc ai là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, miễn là đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đàm phán không thành công, người muốn nuôi dưỡng cần chứng minh khả năng của mình phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con theo điều kiện nuôi dưỡng.
Theo quy định trên thì sau khi bố mẹ ly hôn thì người không nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Nếu người không nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.