Trẻ con là chúa bắt chước, chẳng những các cụ truyền mà các chuyên gia cũng khẳng định như vậy.

Bố ngồi hay vắt chân chiêu lên chân nam, một thời gian sau sẽ thấy đứa con nhỏ của mình có dáng ngồi như sao y bản chính.

Khi thấy mẹ mang giày cao gót đi lại, đeo túi xách trên vai, vuốt tóc ra sau mang tai, một ít lâu sau, y như rằng trẻ cũng sẽ xỏ vào đôi chân bé xíu đôi giày cao gót chênh vênh và mang tất cả những món mẹ mang, làm tất cả điệu bộ mẹ làm.

Những điều này không hoàn toàn di truyền mà bởi vì trẻ con là chúa bắt chước.

Trẻ em đặc biệt thích bắt chước, mà còn phải là bắt chước theo người lớn.

Mới đây, dân mạng cũng một phen bật cười với clip một ông bố chia sẻ lại.

Hôm đó, bố dẫn hai con về quê nội chơi. Đã lâu không gặp các cháu, bà rất nhớ nên đi đâu cũng dắt theo. Đến bữa tối, bà nội nói ở thành phố không có mớ rau tươi sạch như ở quê nên ra sau vườn hái vào. Nói rồi bà dẫn theo hai cháu nhỏ. Nghe nói đi hái rau, ra vườn chơi với gà nên các bé thích lắm, tíu tít tung tăng chạy nhảy theo sau. Còn ông bố sợ con chạy nhảy lung tung nên đi theo hộ tống.

hình ảnh

Ảnh: Sohu

Trên đường đi, một cảnh tưởng bật cười được ghi lại. Bà đi trước, chắp hai tay sau lưng, đủng đỉnh đi từng bước. Cháu gái nhỏ theo sau, thấy bà đi cũng đủng đỉnh bước từng bước, chắp hai tay sau mông, lưng hơi khòm xuống. Đứa em theo ngay sau chị và bà thấy vậy cũng bắt chước y hệt. Thỉnh thoảng cậu nhóc còn lảng sang đường để dòm ngó.

Ông bố chia sẻ, ban đầu chỉ biết đi theo sau các con vì trời về chiều nhá nhem, sợ con lạc chứ không để ý gì. Khi quay lại nhìn thì bộ ba bà và hai cháu như đóng một khuôn từ dáng đi đến điệu bộ. Bố cứ thế ngơ ngác nhìn cảnh tượng đáng yêu rồi bật cười khúc khích, nhất là với điệu bộ lưng cúi khom khom của hai đứa trẻ.

hình ảnh

Ảnh: Sohu

Các mẹ có thấy hai đứa trẻ này dễ thương không?

Đúng thật, khi cuộc sống có quá nhiều thứ nặng đầu, đến thở cũng thấy khó khăn thì chỉ cần quay sang phía bọn trẻ, ngắm nhìn một chút sẽ có ngay khoảnh khắc đáng yêu để bật cười khoan khoái.

Trẻ con luôn mang đến niềm vui cho chúng ta. Những năm tháng đi cùng con trẻ sẽ mang đến cho cha mẹ những khoảng thời gian quý giá mà không gì có thể thay thế được.

Về khoản bắt chước của trẻ nhỏ, bố mẹ phải hiểu thế nào cho đúng?

Nhiều người khẳng định luôn rằng bản chất của trẻ em là thích bắt chước, đây là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhưng một số cha mẹ hiểu lầm và cho rằng trẻ nhỏ bắt chước là hư.

Khi thấy con bắt chước, cha mẹ phải hiểu đây chỉ là một phần của quá trình tự phát triển ở trẻ nhỏ. chỉ cần cha mẹ nhìn nhận đúng đắn với quá trình này, không tùy tiện ngăn cản hành vi của trẻ thì sau này không phải lo trẻ hư mà con vui mừng vì con sẽ trở nên thông minh hơn.

Có một loại hành vi bắt chước mà khi bé nhìn thấy một thứ gì đó ở thế giới bên ngoài, các tế bào thần kinh gương hay được gọi là “neuron gương” sẽ được kích thích, do đó bé sẽ trở nên thích bắt chước.

Trẻ sẽ bắt chước đủ loại động vật, bắt chước đủ mọi người tiếp xúc, bắt chước đủ mọi loại hành động, biểu cảm... nên đôi khi nói bắt chước là bản chất của trẻ sơ sinh cũng có lý.

Hơn nữa, nguyên nhân khiến trẻ có hành vi bắt chước ở một mức độ nào đó còn chứng minh rằng sự phát triển của các tế bào thần kinh gương trong não trẻ là bình thường.

hình ảnh

Ảnh: Sohu

Khi một đứa trẻ đến với thế giới, nếu trẻ muốn học một điều gì đó mới, chỉ thông qua cha mẹ thôi thì còn lâu mới đủ. Quá trình này không thể thiếu việc trẻ tự quan sát và tự học, và phương pháp học phổ biến nhất của trẻ là bắt chước.

Tuy nhiên, vì trẻ còn quá nhỏ để phân biệt sai trái nên có những thứ trẻ bắt chước trông bên ngoài rất giống hành vi hư, một số còn gây nguy hiểm cho chính trẻ. Về điều này, trẻ cần được cha mẹ sửa dạy nhưng không nên can thiệp cách thô bạo mà phải để trẻ nhận ra sai trái và sửa chữa để giảm thiểu những tiêm nhiễm hoặc tác hại có thể xảy ra cho bé.

Ngoài ra, trong quá trình trưởng thành của trẻ, hình mẫu của cha mẹ thực sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì trẻ thích bắt chước nên cha mẹ nên chú ý hơn đến lời nói và việc làm của mình, thậm chí có khi còn có thể dạy dỗ cho trẻ từng hành vi, lời nói, biểu cảm.

Bên cạnh đó, sở thích bắt chước của trẻ đôi khi chính là cơ hội để cha mẹ giáo dục con cái, cha mẹ có thể sử dụng khả năng bắt chước tự nhiên của trẻ để giúp trẻ tiếp thu kiến ​​thức bên ngoài tốt hơn. Chẳng hạn cha mẹ có thể thường xuyên hát một số bài đồng dao, đọc thơ cho trẻ nghe để hướng dẫn trẻ cách ghi nhớ, thuộc lòng và khơi gợi niềm hứng thú bắt chước cái hay, cái tốt ở trẻ.

Nguồn bài: Sohu