Trước khi con bước vào tiểu học, ba mẹ hãy hình thành cho con 4 thói quen học tập này.

Chúng ta thường nói: “Thói quen là những điều ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai”, có bao nhiêu người phát triển thói quen từ nhỏ đến khi lớn lên mà vẫn không thay đổi được. Lớp 1, lớp 2 là thời điểm trẻ mới bắt đầu đi học, lúc này nếu cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt thì sẽ không phải ép con cứ đúng giờ là phải ngồi vào bàn học. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 4 thói quen mà ba mẹ nên hình thành cho con ngay từ những năm tháng đầu tiên bước vào môi trường tiểu học để trở thành những học sinh xuất sắc.

1. Thói quen lập kế hoạch 

Để chuyển từ cách học có sự kèm cặp của cha mẹ sang cách học tự chủ, trước hết trẻ phải có thói quen chủ động lập kế hoạch thời gian. Kinh nghiệm của nhiều phụ huynh là giúp trẻ biết lập kế hoạch theo cách đọc đồng hồ. Ví dụ như học kì đầu tiên khi con bạn vào 1, ba mẹ sẽ phải hỏi trẻ ấy bài tập về nhà và nên làm những gì hôm nay, sau đó giúp trẻ liệt kê một kế hoạch (không giới hạn thời gian, chỉ cần liệt kê những việc cần làm theo thứ tự)

hình ảnh

Đồng thời, bạn hãy giúp con hiểu được rằng không nên bỏ dở bài tập mà phải làm đến cuối. Bắt đầu từ học kỳ sau, ba mẹ cho các con thử lên danh sách kế hoạch và cùng giúp trẻ kiểm tra hoàn thành bản kế hoạch này.

2. Dạy trẻ thiết lập ưu tiên

Thói quen thứ 3 mà ba mẹ nên hình thành cho con ngay từ nhỏ đó là dạy trẻ biết cách thiết lập ưu tiên. Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cách vạch ra những thứ quan trọng, không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi làm bài tập về nhà, trẻ cần lưu ý những điều sau:

- Có bao nhiêu bài dễ hiểu và khó hiểu.

- Bài tập nào tốn nhiều thời gian và bài tập nào tốn ít thời gian.

- Bài tập nào có thể tự làm và bài tập nào cần sự giúp đỡ.

Nhờ đó, trẻ sẽ xử lý những bài dễ rất nhanh, biết cần tìm thêm thông tin cho bài nào và để dành bài nào để hỏi ba mẹ sau cùng. Thói quen này cũng giúp trẻ quản lý thời gian tốt hơn trong giờ kiểm tra.

3. Dạy trẻ ý thức về thời gian

Trẻ thường không có khái niệm về thời gian. Chúng không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua và còn bao nhiêu thời gian để làm việc gì đó. Đầu tiên, bạn hãy cố gắng ước lượng bằng khoảng thời gian làm những việc quen thuộc như xem phim hoạt hình, ăn tối, dọn phòng, để con dễ hình dung. Sau đó, bạn hãy đặt báo thức khi con bắt đầu làm bài tập về nhà. Việc này giúp trẻ học nghiêm túc hơn và không trì hoãn.

hình ảnh

Trẻ càng dành nhiều thời gian làm bài tập về nhà thì có nghĩa hiệu quả càng kém. Thời gian tối ưu dành cho học sinh trung học là không quá hai tiếng, còn đối với học sinh tiểu học là không quá 30 phút. Quá khoảng thời gian này, trẻ rất khó giữ độ tập trung.

4. Thói quen đọc sách

Sách là kho tàng giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và học hỏi những điều hay. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng hứng thú với việc đọc sách, nhiều phụ huynh phản ánh rằng con họ chỉ thích sử dụng các thiết bị công nghệ chứ không đọc sách.  Vì vậy khi trẻ học lớp 1 và lớp 2 tiểu học, cha mẹ phải giúp con hình thành thói quen đọc sách độc lập. Từ việc ba mẹ cùng con cái đọc một đoạn văn, một người đọc một trang, rồi đến đứa trẻ đọc cho cha mẹ nghe, rồi từ từ để trẻ có thói quen đọc sách độc lập.

Khi lo lắng về điểm số của trẻ, thực chất phụ huynh đang lo lắng về tương lai của chúng, dù điểm số chỉ thể hiện trẻ có học tốt những gì được dạy hay không. Điểm kém không đồng nghĩa với ngu ngốc, lười biếng hay vô trách nhiệm. Nó chỉ nói lên rằng vì một số lý do nào đó, trẻ không muốn học hoặc chương trình học quá phức tạp, không phù hợp với trẻ. Nếu trẻ không đạt điểm giỏi, bạn cũng đừng thất vọng. Nhiều học sinh đạt điểm C ra đời thành công hơn học sinh đạt điểm A. Do đó ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ hãy giúp trẻ hình thành 4 thói quen học tập này nhé.