Điểm số không quyết định mà thái độ học sẽ theo con cả hành trình dài. Đồng hành cùng con để trẻ định hình thái độ học tập và chấm dứt chu kỳ tiêu cực của việc học.

Để rèn cho con thói quen học tự phát, điều đầu tiên là phải làm cho trẻ cảm thấy việc học là việc của mình, không phải việc của bố mẹ, không có lý do gì để phải học chỉ vì ngoại lực tác động.

Nhiều cha mẹ có thể hiểu điều này và không ép con phải học. Nhưng với trẻ nhỏ, vừa bước qua tuổi mẫu giáo, việc để trẻ tự học dường như là không thể và không cách nào bỏ mặc mà có thành quả như ý. Vì vậy cha mẹ cần phải có phương pháp.

Dưới đây là 4 cách khiến một đứa trẻ yêu thích từ việc ghi chép đến kỷ luật tự giác.

Phương pháp 1: Đừng đợi nước đến chân mới nhảy, nắm vững kiến thức trước khi thi 2 tuần

Nhiều phụ huynh thường đợi đến khi cô giáo thông báo lịch thi mới bắt đầu luyện thi cho con. Lúc này kiến thức dồn dập khiến trẻ như cùng lúc nâng cả quả tạ lớn mà không qua thời gian tập luyện, chấn thương sẽ khó tránh khỏi.

hình ảnh

Thông thường, trước 2 tuần thi, mẹ phải dành thời gian để chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Nhiều bé bị ngợp trước mỗi kỳ thi và không biết phải bắt đầu từ đâu. Sự định hướng của mẹ lúc này sẽ rất cần thiết. Mẹ có thể yêu cầu con liệt kê từ 6 đến 8 điều mà bé cho là quan trọng nhất trong học tập. Nhân cơ hội đó hãy dạy trẻ hiểu tầm quan trọng của việc ghi chép, nói cho bé biết những câu hỏi mà con thường sai trong mỗi bài kiểm tra ở lớp, sau đó chép nó ra vào vở nháp ở nhà và làm lại nhiều lần. Cách ghi chép lại bài sai sẽ tập cho trẻ thói quen nhìn ra khuyết điểm của bản thân để khắc phục. Song song đó là củng cố những dạng bài tập khác nhau trong chương trình. Bằng cách này khi kỳ thi sắp đến sẽ bớt áp lực hơn với con. Và cũng bởi đã quen với việc tự học, tự ghi chép nên khi bắt tay vào làm bài thi, nó sẽ không còn xa lạ gì với bé.

Phương pháp 2: Đừng quy định cách học, cách viết ghi nhớ, hãy để trẻ học tự do

hình ảnh

Nhiều cuốn vở ghi chép in sẵn rập khuôn theo một mẫu khiến trẻ bị mặc định phải tuân theo hình thức diễn đạt đó mà hạn chế sáng tạo cách ghi chép riêng cho mình. Chuyên gia giáo dục cho rằng không nên quy định cho con viết gì trong vở ghi chú của mình mà chỉ yêu cầu con suy nghĩ về điều đó rồi ghi chép theo mạch tư duy của cá nhân. Trẻ có thể viết dọc, cũng có thể viết ngang, không nhất thiết phải viết hết trang mới được qua trang khác. Trẻ học chữ cũng đừng ép phải vào khuôn như mẫu. Chữ viết còn là tính người. Mỗi người có một mẫu chữ riêng của mình. Miễn là chữ viết đừng xấu tới mức nhìn vào đọc không ra chữ thì mọi thứ hãy nhẹ nhàng xem như chấp nhận được.

Phương pháp 3: Kiến thức con có được sẽ cùng con vào phòng thi, không phải mẹ

Cha mẹ thường là người theo sát con trong mỗi kỳ thi. Điều này sẽ giúp trẻ ý thức khái niệm mùa thi nhưng đừng nên hướng con dựa dẫm vào cha mẹ trong việc học mà hãy xem việc tự ý thức học tập như một vũ khí thần kỳ.

Nếu con sợ kỳ thi, hãy động viên “Con à, con đã ghi nhớ kỹ mọi thứ và tập làm hết mọi bài vở rồi. Con chỉ cần xem lại cẩn thận từng dạng bài trước khi thi, mọi thứ rồi sẽ tốt thôi”. Sau này, cứ vào mỗi kỳ thi, hãy tẩy não con để con đừng xem mẹ như bùa hộ mệnh nữa mà hãy là “Cuốn sách này, bảng tóm tắt này sẽ là báu vật cùng con vượt qua kỳ thi. Con hãy dựa vào nó chứ không phải mẹ vì ở phòng thi chẳng có cha mẹ nào ở cùng con cả”. Khi biết mình không thể cậy dựa vào mẹ nữa, trẻ sẽ tìm đến một chỗ dựa khác theo gợi ý và chuyên tâm việc học hơn. Sau này, trẻ sẽ tự tìm tòi, học hỏi và thậm chí còn tìm ra cho mình những tài liệu tham khảo bổ ích khác.

Phương pháp 4: Dạy trẻ đặt câu hỏi để kiểm tra độ am hiểu của bản thân

hình ảnh

Nếu nói học trẻ sẽ sợ. Nhưng nếu xem đó là trò chơi thì trẻ sẽ không còn phải sợ hãi. Phương pháp của một chuyên gia giáo dục là khuyến khích con tự viết câu hỏi xuất phát từ những sợ hãi của bản thân về kiến thức tiếp thu. Ban đầu là đố vui có thưởng giữa mẹ và con, sau đó sẽ tăng dần độ khó lên và tương tác với nhiều người hơn, chẳng hạn bạn đồng lứa trong xóm hay họ hàng.

Để khuyến khích con hăng say tham gia trò chơi này, mẹ hãy chấp nhận những lúc con sai và sửa sai thay vì đòi hỏi bách lượt bách trúng.

James, một chuyên gia nổi tiếng người Mỹ về phương pháp hình thành thói quen và là tác giả của cuốn “Những thói quen nguyên tử” cho rằng một thói quen tốt cũng giống như tiết kiệm tiền, có lãi kép: dựa vào thói quen tốt để cải thiện 1% mỗi ngày. Sau một năm, tương đương với 37 lần cải thiện, có thể mang lại những thay đổi rất lớn!