“Vợ bầu 8 tháng tôi ly dị được không”, câu hỏi dù ngô nghê hay vô tâm của anh chồng đi chăng nữa đều khiến dân tình chẳng thể nhịn nổi, ùa vào đánh úp ngay từ thời điểm 3 giờ sáng.

Hẳn nhiên là không ngủ được! 3 giờ sáng, một anh chồng đã rón rén đăng bài hỏi dân mạng với một câu hỏi gọn lỏn “Một người phụ nữ đang mang bầu 8 tháng, tôi có ly dị được không”.

hình ảnh

Ngay lập tức, bất chấp cả giấc ngủ dở dang, hàng nghìn người đã ùa vào trang của anh chồng ngô nghê này mắng cho bỏ tức:

"Xem kìa, anh ta dùng từ “một người phụ nữ” rất bạc bẽo thay vì gọi là “vợ”. Một tiếng đàng hoàng còn không nói ra được thì hiểu cách anh cư xử thế nào rồi đấy".

"Vợ sắp sinh con, đã làm gì tới anh mà anh đòi buông?".

Khi nghe người này hỏi, anh chồng liền giải thích như sau:

"Chỉ những điều nhỏ nhặt thôi. Chẳng hạn, mẹ tôi nấu súp gà. Vợ tôi đi làm về, chỉ có uống vài ngụm rồi trở vào giường ngủ".

Ý của người chồng là mẹ anh ta đã rất khó nhọc để nấu món súp gà cho vợ mình nhưng cô ấy đã không trân trọng tấm lòng của bà ấy.

Một ví dụ khác nữa anh đưa ra là vợ anh đi làm về sau 10 giờ đêm, thấy mẹ anh đang ngủ nhưng lại không hiểu chuyện, cứ mãi lục đục cho đồ vào máy giặt, gây tiếng động. Buộc anh phải nhắc vợ ngủ để yên cho mẹ mình nghỉ ngơi.

Nghe đến đây có người quá bức xúc với suy nghĩ của anh chồng đã mắng anh thậm tệ. Nhiều người còn cho rằng anh này nên ở với mẹ cả đời, đừng cưới vợ làm gì khổ thân con gái người ta.

Người phụ nữ mang thai 8 tháng, đi làm ban ngày còn phải về giặt giũ và lo lắng về việc nhà vào đêm muộn, vậy mà người chồng chỉ nhìn thấy một điều là vợ mình đang gây tiếng động thôi sao?  

hình ảnh

Ảnh minh họa: timesofindia

Vợ mang thai nhiều thứ khó khăn hơn. Ăn kém, ngủ kém, nồng độ hormone không ổn định và nhiều vấn đề về thể chất khác. Nó có thể khiến cô ấy không ổn định cảm xúc, không dễ dàng ăn ngon như mọi khi. Người chồng đã không thể hiểu được cho vợ mình, lại còn lý lẽ để tìm cách trách mắng vợ thì quả thật cạn lời.

Anh ta chỉ cảm nhận được sự vất vả của mẹ mình và anh ấy đã cố gắng chăm sóc vợ nhưng cảm xúc và những thay đổi của vợ mình thì hoàn toàn phớt lờ.

Điều đáng buồn là vẫn luôn có những chân dung anh chồng như vậy còn tồn tại ở đâu đó.

Sự đóng góp của vợ thường là "vô hình"

Vài ngày trước, một người mẹ than phiền: "Tôi sắp sụp đổ thật rồi!"

Cô là mẹ hai con. Con trai lớn hơn 7 tuổi và đứa con trai út vừa tròn 5 tháng. Mức lương của chồng cô không thấp, có thể lo cho cả nhà nên đã thuyết phục cô nghỉ việc và trở thành một bà mẹ toàn thời gian.

Cuộc trò chuyện của hai vợ chồng thường ngày luôn bắt đầu và kết thúc thế này: "Chồng ơi, em mệt quá...". Chồng đáp "Ở nhà chăm con, có gì to tát mà than mệt mỏi”. Nói rồi, anh ta giận dữ quát: "Em không hài lòng điều gì?"

So với sự kiệt sức về thể chất và tinh thần của các bà mẹ đi làm, sự đóng góp của các bà mẹ toàn thời gian dễ dàng bị bỏ qua nhiều hơn.

Mặc dù họ ra sức sắp xếp thời gian quản lý nhà cửa một cách có trật tự mỗi ngày: Thức dậy và đi ngủ sớm, đưa đón con đi học, nấu ăn và giặt giũ quần áo, làm tất cả mọi thứ trong nhà ra ngoài ngõ, chăm sóc người già và đưa trẻ con đi khám bệnh... Nhưng các anh chồng lại coi công sức đóng góp của họ như vô hình. Họ chỉ luôn nghĩ: Vợ nằm nhà ở không, không có áp lực, chỉ chờ đó rồi chồng đưa tiền về hưởng thụ. 

Tại sao sự đóng góp của người vợ luôn "vô hình"?

Không thể vơ đũa cả nắm bởi cũng có những người chồng thấu hiểu vợ. Nhưng phần lớn các anh chồng coi đóng góp của vợ mình là vô hình.

Anh ta quen với việc chăn bông luôn mềm mại, quen với tách trà luôn nóng, quen cả những bữa cơm nóng hổi chờ anh về, quen bồng bế con thơm tho bụ bẫm, quen ngồi chờ người vợ phục vụ tận răng như một đứa trẻ khổng lồ trong nhà mà không bao giờ nhìn ra.   

Chỉ khi họ đánh mất tất cả, phải tự tay làm những việc vợ từng làm họ mới nhận ra rằng hóa ra việc vô hình vợ đã làm lại khó khăn đến thế.

Không có cảm xúc tiêu cực, chỉ có những cảm xúc vô hình

Có lần tôi đến nhà một người bạn với tư cách là khách và tận mắt nhìn thấy cuộc cãi vã của hai vợ chồng.

Con chuẩn bị đi học mẫu giáo, vợ mặc váy ngắn và mang vớ trắng cho con. Người chồng thấy vậy liền mắng: "Mẹ kiểu gì mà con mặc quần áo như vậy cũng coi được”.

Khi cô ấy chuẩn bị hộp cơm trưa cho chồng thì đứa trẻ vô tình làm rơi xuống sàn. Anh ta lại mắng: "Vụng về hết sức. Sao lại đặt hộp đồ ăn ở góc bàn thế kia?”.

Sau đó, cô bạn tôi không chịu nổi nữa đã nói mẹ con cô sẽ về ngoại sống một thời gian. Thấy xấu hổ vì có người ngoài đang sang chơi, anh chồng quay lại nói với tôi: “Vợ tôi thế này nhiều lúc đầu tôi muốn nổ tung”.

Có một câu nói trong tâm lý học rằng những người bị trầm cảm là những "người tốt". Họ luôn hợp tác, làm trong im lặng và nhún nhường. Họ không biết cách tấn công người khác và không có cách nào để triệt tiêu cảm xúc tiêu cực. Họ không có cảm xúc tiêu cực, chỉ có những cảm xúc vô hình, không được nhìn thấy và cũng không được hiểu cho. Họ quen với việc để bản thân chịu thiệt và lãnh hết những điều tồi tệ về phía mình.

Những người vợ, người mẹ trầm cảm là những người đã chịu đựng quá nhiều. Họ đã trở thành những người vợ "điên loạn" trong miệng chồng. Điều đó có tàn nhẫn lắm không? Và liệu có mấy ông chồng hiểu được rằng vợ mình vì chăm con, lo lắng cho gia đình mà nhẫn nhịn chứ không phải vì cô ấy không đủ sức phản kháng?