1. Ngủ rất quan trọng cho trí tuệ cảm xúc


Ngủ không đủ không chỉ khiến bạn cảm thấy rất tệ, nó còn làm bạn nhiều khi không cảm nhận được nhu cầu của người khác.

Một nghiên cứu của ĐH Berkeley, California đăng trên tạp chí Khoa học thần kinh cho biết, mất ngủ giảm đáng kể khả năng đọc cảm xúc của người khác – một thành phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc.

2. Điện thoại thông minh phá hỏng giấc ngủ


Một phần ba người Mỹ thường kiểm tra điện thoại trong vòng 5 phút trước khi lên giường, theo một khảo sát gần đây – và điều này là tin xấu đối với giấc ngủ. Một nghiên cứu công bố gần đây đăng trên tạp chí Học viện Khoa học quốc gia cho thấy, ánh sáng phát ra từ thiết bị điện có thể gây mất ngủ do nó ngăn việc sản xuất hormone metatonin, làm chậm đồng hồ sinh học.

3. Đồng hồ sinh học của não có “nút điều chỉnh”


Lần đầu tiên, các nhà thần kinh học tại ĐH Vanderbilt tìm thấy một phương pháp đầy tiềm năng để kiểm soát đồng hồ sinh học của não bộ – nó có nhiệm vụ duy trì một chu kỳ ngủ – thức trong 24 giờ. Bằng cách kích hoạt một nhóm tế bào thần kinh nhạy cảm ánh sáng trong não với một chùm ánh sáng, các nhà nghiên cứu có thể điều khiển tế bào thần kinh, làm nhịp sinh học trong cơ thể thay đổi.


Việc khám phá “nút điều chỉnh” này là bước đầu tiên đầy hứa hẹn cho phương pháp điều trị bệnh trầm cảm theo mùa, các vấn đề về giấc ngủ…

4. Ngủ giúp nhớ lại các hồi ức


Chúng ta đã biết, khi tâm trí nghỉ ngơi, não bộ lại bận rộn củng cố và lưu giữ các ký ức. Một nghiên cứu của ĐH Exeter (Anh) cho biết, ngủ không chỉ giúp chúng ta lưu giữ những kỷ niệm, mà còn cho phép chúng ta nhớ lại nó tốt hơn.


Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng, sau khi ngủ dậy, chúng ta có nhiều khả năng nhớ lại những sự kiện mà chúng ta không thể nhớ khi thức.

5. Động vật có vú duy nhất cố tình trì hoãn giấc ngủ là con người

Thiếu ngủ chủ động cũng là lý do chính đằng sau những cơn buồn ngủ cực độ.

6. Giấc ngủ của mọi người đều kéo dài 8 tiếng?

Số giờ ngủ lý tưởng khác nhau ở mỗi người tùy theo tuổi tác. Trẻ sơ sinh cần phải ngủ 12-17 giờ, trẻ mới biết đi cần 11-14 giờ và thời gian ngủ tối đa dành cho người lớn là 7-9 giờ.

Trung bình mỗi người ngủ 8 tiếng/ngày, tương đương với 1/3 ngày. Suy rộng ra, chúng ta dành 1/3 cuộc đời để ngủ.

7. Thức khuya dễ gây đói

Hầu hết những người thiếu ngủ đều trải qua cơn đói do mức độ leptin (một loại hormone điều chỉnh sự thèm ăn) giảm.

hình ảnh