Răng khôn là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại rất phổ biến. Răng mọc ở lứa tuổi trưởng thành khi các răng khác đã mọc ổn định, vì vậy nó thường hay mọc lệch, mọc ngầm do bị thiếu chỗ hoặc dễ bị sâu răng cũng như biến chứng nhiễm trùng do khó vệ sinh răng miệng.


Răng khôn là răng hàm cuối cùng của mỗi bên hàm. Răng khôn cũng là răng được mọc cuối cùng, thường là khi người ta ở độ tuổi 16 đến 20. Vì răng khôn là những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên sau cùng, nên thường vòm miệng của bạn không đủ chỗ dành cho chúng.


webtretho
Thực tế, không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng được chỉ định nhổ. Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng. Vậy có nên nhổ răng khôn không và khi nào nên nhổ răng?


Khi viêm nhiễm tái phát, viêm lợi trùm trở thành mãn tính, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa xem xét, tư vấn có nên phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, phẫu thuật răng khôn hàm trên thường có các khó khăn và phức tạp do đây là răng nằm ở vị trí sâu trong hốc miệng, răng thường mọc lệch, đôi khi ngầm trong xương.


Hơn nữa, răng khôn hàm trên nằm sát xoang hàm nên khi nhổ răng dễ đẩy chân răng, cuống răng vào xoang hàm trên… Ngay cả khi đã được phẫu thuật bệnh nhân thường có các biến chứng như sưng đau… Vì vậy, răng khôn chỉ nên nhổ khi sự có mặt của nang hay u trong thành bao mầm răng khôn, nó chèn ép những răng khác làm khuôn mặt bạn bị biến dạng, viêm quanh răng khôn lặp lại nhiều lần, tiêu xương ổ răng, tiêu xương kẽ giữa 2 răng…


Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, có thể kéo dài nhiều năm răng mới mọc hoàn chỉnh. Mỗi đợt nhú lên của răng, người bệnh sẽ phải chịu một đợt đau đớn trong vài ngày. Đặc điểm của cơn đau này rất khác với đau răng bình thường. Đau thường kèm theo nhức buốt, sưng mô quanh răng, sưng má thậm chí nặng hơn là làm tăng nhiệt độ cơ thể gây ra sốt, hàm cứng khó cử động và mở ra để ăn nhai như bình thường. Do đó, trong một số trường hợp sau bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn:


– Khi các răng đã mọc đủ chỗ, răng khôn mọc chen lên có thể phá vỡ phần nướu, từ đó làm thức ăn và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt gây viêm nhiễm nướu khiến nướu bị đỏ, sưng và đau đớn.


– Răng khôn mọc lệch dễ ảnh hưởng các răng bên cạnh, khiến những răng này dễ bị tổn thương, sâu răng, lung lay.


– Răng khôn có thể mọc đâm sang răng số 7 bên cạnh gây tổn thương cho răng này, gây kích ứng nướu, đau nhức dữ dội…Bệnh nhân không chỉ phải chịu đựng những cơn đau khó chịu mà nguy cơ mắc bệnh răng miệng, nguy cơ mất răng cao. Với những chia sẻ trên, bạn sẽ biết mình có nên nhổ răng khôn không.


Nhổ răng xong nên ăn gì?


– Sau khi nhổ răng xong, bạn nên uống một ít nước ép dâu tây, hoặc bạn cũng có thể uống sữa đậu nành để giúp máu nhanh đông và nhanh lành thương


– Những ngày đầu sau sau khi nhổ răng, bạn nên ăn cháo hoặc súp ấm để hạn chế tối đa sự hoạt động của hàm răng.


– Sữa chua có tác dụng giúp tăng tác dụng của kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ dưỡng chất acidobacillus. Tuy nhiên, bạn không nên ăn sữa chua quá lạnh bởi nó sẽ gây nhạy cảm cho răng.


– Khoai lang, đu đủ, cà rốt …là nguồn cung cấp vitamin cần thiết cho sự phục hồi của nướu và vết mổ.


– Bạn vẫn có thể ăn thịt sau khi nhổ răng. Nhưng cần nấu mềm hoặc cắt nhỏ thịt trước khi ăn.


– Nước ép dâu tây: Bởi trong dâu có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau và có tác dụng tương tự thuốc aspirin.


– Sữa đậu nành: Để giúp máu nhanh đông và chất đạm lecithin trong đậu nành giúp vết thương mau lành.


Bạn nên sử dụng những thực phẩm mềm như trên để hạn chế việc nhai của hàm răng, và cung cấp nguồn vitamin A, cần thiết cho sự phục hồi của nướu và vết thương sau khi nhổ răng. Với chia sẻ trên, bạn đã năm được nhổ răng nên ăn gì rồi chứ?


Nhổ răng xong kiêng ăn gì?


Sau khi nhổ răng xong, răng và nướu bạn rất nhạy cảm, do đó bạn:


– Không nên ăn những món ngọt, kể cả mật ong, vì chất ngọt kết hợp với nước bọt sẽ gây ra phản ứng lên men khiến cho tình trạng viêm kéo dài.


– Không nên ăn những thức uống có ga, bia, rượu vì nó có thể là giảm tác dụng của thuốc giảm.


– Không nên ăn những món chua như chanh, cam, bưởi, dưa cà muối chua,…


– Không nên ăn những thức ăn, đồ uống nóng vì nó có thể là tan máu đông ở chỗ vừa nhổ răng gây đau đớn.


– Không nên uống rượu trong ngày đầu tiên vừa nhổ răng xong.