”Gieo thói quen, gặt tính cách” – Tính cách là điều được hình thành từ nhỏ, được trau dồi từ nhỏ thông qua việc giáo dục và rèn luyện bằng những hành động mỗi ngày của bé và ba mẹ.

Khi bé có thể tự bản thân mình làm những việc như: giúp ba mẹ dọn dẹp, có thể tự ăn,.. Đây chính là thời điểm ba mẹ có thể bắt đầu dạy con tính tự lập. Điều này giúp bố mẹ bỏ tư tưởng quyết định cho con trong tương lai, giúp con có trách nhiệm với hành động của bản thân.

Khi nhắc đến việc giáo dục và dạy con tính tự lập, chúng ta không thể không nhắc đến người Do Thái. Và sau tất cả, họ đều có phương pháp khiến cho các bậc ba mẹ trên thế phải ngưỡng mộ. Nhưng dù là phương pháp, ba mẹ cũng cần cứng rắn và kiên trì. Ba mẹ hãy nhớ rằng: ”Gieo thói quen, gặt tính cách”

Tham khảo các phương pháp dạy con theo người Do Thái 

Ngừng làm mọi việc giúp con

 “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”- chính là câu nói cửa miệng rất quen thuộc. Hãy nói với bé điều đó và tập cho bé làm quen với những hành động nhỏ mỗi ngày. Những việc đơn giản như: tự ăn cơm, tự lựa chọn quần áo, tự xếp áo quần của bé, hãy để cho bé tự làm mỗi ngày, nó sẽ giúp cho bé rèn luyện tính tự lập và không ỷ lại vào ba mẹ.

Thời gian đầu, có thể bé còn bối rối, nhưng ba mẹ hãy tận tình chỉ cho con từ từ, đừng sợ con không biết làm, điều này sẽ chỉ khiến bé ỷ lại và có tư duy rằng việc nào chúng không thể làm thì sẽ ăn vạ.

Đừng thỏa mãn yêu cầu của con

Đòi vặt là tính của bé - Chính vì vậy, hãy tìm hiểu mục đích của bé để giải quyết vấn đề. Đừng vội vàng đáp ứng, bé sẽ tự cảm thấy thoả mãn nhu cầu một cách dễ dàng. Một lần được, chắc chắn bé sẽ có lần thứ hai. Nên ba mẹ cần phải cố gắng kiên nhẫn và chậm lại để nhận biết vấn đề của bé bằng cách hỏi rõ vấn đề và giải thích cho con hiểu, đó là cách giúp bạn bình tĩnh để nhận biết vấn đề mà không bị bối rối.

Do vậy, trong những trường hợp bé yêu cầu sự giúp đỡ của bạn, hãy xem xét thật kỹ trước khi bạn giúp bé. Nếu bạn giúp bé, thì nên vừa giải thích cho bé vừa hướng dẫn cho bé để có thể lần sau bé tự làm được.

Tự chịu trách nhiệm với hành động mình làm

Khi con đã quen với việc tự làm, thì hãy tập cho con tự chịu trách nhiệm với hành động của mình,hãy giúp bé thích nghi với những việc đó. Nếu bé mắc lỗi thì sao?

Nếu là lỗi của bé, hãy tập cho bé tự nhận lỗi và biết rút ra bài học, hãy hướng dẫn cho bé lần sau không tái phạm những sai lầm đó nữa. Đừng bao che nếu bé làm sai. 

Đừng vì sĩ diện của bản thân mà mà dạy bé thói xấu “đổ lỗi trách nhiệm” cho người khác. Hãy dạy bé biết chịu trách nhiệm với những việc bé làm,tính cách đó hình thành thì lớn lên bé sẽ biết tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm sai.

Để bé tự quyết định tương lai và tạo cơ hội để con trải nghiệm

Tương lai của bé, bạn không thể tự quyết định. Việc của ba mẹ là hãy giúp con hình thành tính cách, việc còn lại hãy để cuộc đời bé quyết định. 

Bạn hãy tôn trọng sự lựa chọn của bé, hãy là người dẫn đường thay vì người hoạch định cuộc đời của con. Nếu bé muốn làm những điều bé thích như vẽ tranh, ca hát,… hãy để bé được làm những gì bé muốn, đó là bạn đang tạo cơ hội cho bé được trải nghiệm những điều bé muốn làm.

Những hoạt động mang tính tương tác với mọi người xung quanh là cách giúp con tự lập trong hành động của mình, và giúp con trưởng thành hơn. Bởi vì quá trình trải nghiệm là chuỗi thời gian giúp bé nhận biết bản thân mình thích gì, đôi khi đó chính là công việc tương lai của bé.

Chính vì vậy, thay vì cấm cản, hãy tôn trọng sự lựa chọn của bé, nếu đó là sự lựa chọn thì hãy giúp bé định hướng tương lai. Để bé ý thức được rằng, tương lai là của bản thân và mình có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm.

Đúc kết: Mọi bài tập để giúp bé rèn luyện đều nằm trong những hành động mỗi ngày của bé. Dù là phương pháp nào, quan trọng hơn hết chính là ba mẹ cần cứng rắn và mạnh mẽ để cùng con rèn luyện, mài dũa trong suốt quá trình thì nhiệm vụ dạy con tính tự lập của ba mẹ sẽ thành công.