Bắt chước một âm thanh: Bố mẹ có thể chọn một âm thanh nào đó ở xa xa mà trẻ không nhìn thấy vật phát ra âm thanh, sau đó cùng trẻ lắng nghe. Ví dụ: bố mẹ bảo trẻ: “Bạn gà hàng xóm đang gáy đấy” rồi yên lặng và tỏ ra tập trung lắng nghe, để trẻ bắt chước. Sau đó, bố mẹ hãy bảo trẻ thử bắt chước âm thanh mà mình nghe thấy. Việc cố gắng lắng nghe một âm thanh khi không nhìn thấy nguồn của âm thanh đó sẽ giúp cải thiện khả năng tập trung và lắng nghe của trẻ.

11 cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho trẻ từ nhỏ


Trò chuyện qua “bạn đồ chơi”: Để bé có thể lắng nghe và hợp tác cùng bố mẹ thì bạn có thể sử dụng một “người bạn đồ chơi” mà bé thích để nói thay cho mình, tức là giả vờ rằng “nhân vật” đó đang nói, chứ không phải bố mẹ. Với trẻ nhỏ thì đồ chơi hay thú bông sẽ được trẻ coi là những người bạn thân thiết. Chính vì vậy, trẻ sẽ thấy thoải mái và dễ lắng nghe, rồi làm theo những yêu cầu mà “bạn đồ chơi” nói. Bản thân trẻ cũng sẽ coi đây là một trò chơi rất vui, chứ không phải chỉ là bắt buộc phải làm theo lời bố mẹ nữa. Lưu ý là bố mẹ nên điều chỉnh giọng nói sao cho phù hợp với giọng nhân vật đồ chơi nhé.


Nói với trẻ qua các bài hát thiếu nhi: Việc bố mẹ yêu cầu trẻ làm gì đó có thể khiến trẻ không hợp tác, nhưng nếu bố mẹ dùng một bài hát kết hợp thêm cả động tác, để nói về yêu cầu hoặc hướng dẫn của mình, thì trẻ sẽ thấy rất vui vẻ và dễ làm theo.