'Tôi là một ông bố đơn thân. Tôi cảm thấy rất bối rối trong dạy con. Tôi phải làm sao?', một ông bố bối rối tìm người chia sẻ.

hình ảnh

Theo TS Bùi Hồng Quân (Học viện Cán bộ TP.HCM), trong những trường hợp "gà trống nuôi con", phụ huynh cần phải lưu ý để đứa trẻ hiểu vì lý do gì con không được gần mẹ. Tất nhiên tùy tâm lý đặc điểm lứa tuổi chứ không chia sẻ thẳng thắn, để trẻ nhận thấy có bố thôi nhưng yêu thương luôn đủ đầy.

Hơn nữa, khi thay vai trò của mẹ, ngoài sự quyết đoán, bản lĩnh, kiên nghị vốn có, ông bố cũng cần sự nhẹ nhàng, dịu dàng với con. Nếu không đứa trẻ sẽ không cân bằng về đời sống tâm lý. 

Hoặc ít nhất trường hợp người bố không làm được điều đó thì nghĩ đến việc cho con tiếp xúc những người khác có thể thay thế vai trò mẹ như bà nội, bà ngoại, các dì, các cô... để trẻ có cảm xúc về mặt giới tính, cân bằng tâm lý.

Điều đặc biệt, người bố cần nhất là tập sự kiên nhẫn, lắng nghe, thấu hiểu để những lúc tỉ tê, tâm sự được với con. Không làm được điều này, ông bố chỉ đóng vai trò là đồng hành dắt con đi. 

Ngoài ra, khi bố khó chia sẻ về giới tính với con thì dùng những cầu nối, những phương tiện hỗ trợ như người phụ nữ khác trong gia đình để nói chuyện với con. Cùng giới tính sẽ nói chuyện về giới tính hiệu quả hơn.

Còn TS Nguyễn Hồng Phan (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM), lưu ý: nuôi con - nhất là con gái, thiên về tình cảm hơn - sự lý trí, nguyên tắc của bố sẽ dẫn đến việc mâu thuẫn, khó khăn. Vì thế, bố cần tìm hiểu đặc điểm giới tính để định hướng trong thái độ, trong mỗi tình huống nuôi dạy con. Thêm vào đó là sự kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với con.

NGUỒN COPPY INTERNET