Lễ hội Kanamara Matsuri - lễ hội tôn vinh “của quý” của đàn ông là một trong những lễ hội kỳ lạ nhất tới từ xứ sở hoa anh đào.

Tháng 4 là mùa hoa anh đào nở rộ tại Nhật Bản, đồng thời cũng là khoảng thời gian xảy ra lễ hội “độc nhất vô nhị” của đất nước mặt trời mọc - lễ hội Kanamara tôn vinh “của quý” của phái mạnh.

hình ảnh
Lễ hội kỳ lạ này khiến không ít khách du lịch đỏ mặt ái ngại, nhưng người Nhật lại hào hứng tham dự, họ coi đây là dịp cầu may. Không chỉ Kawasaki, một số địa phương khác như thành phố Komaki, tỉnh Aichi, cũng diễn ra lễ hội rước dương vật tại đền Tagata mang tên Honen Matsuri. Ảnh: The culture trip.

Lễ hội Kanamara và truyền thuyết cổ xưa về nguồn gốc


Lễ hội Kanamara hay còn gọi là “Lễ hội của dương vật thép” được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4 hàng năm. Trong khoảng thời gian đó, hàng nghìn khách du lịch nước ngoài sẽ kéo đến đền Kanayama để hoà mình vào cùng dòng người đông đúc và với không khí sôi nổi của lễ hội. Dương vật là chủ đề chính của lễ hội, được khắc họa qua những hình nộm, kẹo, rau củ được đẽo gọt và một cuộc diễu hành.


Sự kiện độc đáo này được tổ chức dựa trên một câu chuyện xa xưa. Truyền thuyết kể lại rằng khi xưa vào thời kỳ Edo (1603-1867) có một con quỷ răng nhọn đem lòng yêu một cô gái trẻ, tuy nhiên cô gái đó không đáp lại tình cảm của con quỷ mà kết hôn với người khác. Vì ghen tuông, con quỷ đã nấp trong âm đạo của cô gái trẻ và cắn dương vật của chồng cô trong đêm tân hôn của hai người. Cô gái sau đó đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một thợ rèn, người tạo ra một dương vật bằng sắt phá vỡ răng của con quỷ và tiêu diệt con quỷ ấy. Từ câu chuyện này, để nhớ đến dương vật thép cùng với tinh thần của người thợ rèn, người ta đã đưa một “của quý” bằng thép vào đền Kanayama và làm từ đó có lễ hội dương vật mà chúng ta biết ngày nay.


Những điều thú vị chỉ có ở lễ hội Kanamara


Có khá nhiều hoạt động thú vị tại Kanamara Matsuri. Hoạt động tiêu biểu nhất đó là hoà cùng dòng người trong không khí sôi nổi để rước kiệu "của quý". Sẽ có 3 kiệu với 3 vị thần "của quý" có kích cỡ khác nhau: nhỏ, vừa và cực đại. Người bưng kiệu sẽ vừa đi vừa hô to: ''Dekaimara, dekaimara" (nghĩa là: “Dương vật to lên”). Những người tham dự lễ hội tin rằng được ngồi lên hay chạm vào chiếc dương vật khổng lồ đó sẽ giúp họ thuận lợi trong sinh nở, hôn nhân hạnh phúc.

hình ảnh

 Đồ ăn có hình bộ phận nhạy cảm của nam giới như kẹo mút, kem hay đồ lưu niệm được bày bán khắp đường phố. Ảnh: Getty 


Ngoài hoạt động rước kiệu, lễ hội còn tổ chức các gian hàng bán các sản phẩm có hình dạng dương vật như hoa tai, móc khoá áo in hình dương vật, và thậm chí còn bán cả kẹo mang hình dương vật để du khách nhâm nhi khi tham dự lễ hội.


Mặc dù khiến nhiều người phải đỏ mặt ngại ngùng khi nhắc tới, nhưng lễ hội Kanamara Nhật Bản đã tồn tại suốt hơn 50 năm nay và ngày càng thu hút thêm nhiều người dân cùng du khách tới tham gia. Những năm gần đây, lễ hội gắn với chủ đề nâng cao nhận thức của người dân về tình dục an toàn, và tiền thu được dành để phục vụ các hoạt động phòng chống AIDS.

hình ảnh
Theo The culture trip, số tiền thu được từ lễ hội hàng năm được dành để phục vụ các nghiên cứu về bệnh HIV. Ảnh: The culture trip.

Với mục đích tôn vinh sinh lực phái mạnh, một sản phẩm hỗ trợ sinh lực phái mạnh đã được đặt tên theo lễ hội Kanamara này, đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kanamara giúp tăng testoterone nội sinh một cách tự nhiên, bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực. 


Trong khuôn khổ của 1 bài chia sẻ về lễ hội phồn thực của Nhật, tiện mình biết thì mình nhắc tới thôi. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài!