Được tạo hình với sự sáng tạo vượt qua mọi chuẩn mực, 18 vị La Hán chùa Tây Phương đã trở thành tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 53/QĐ-TTG NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2015.

Chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội) được coi là nơi quy tụ những kiệt tác điêu khắc Phật giáo Việt Nam thế kỷ 18. Trong đó, bộ tượng 18 vị La Hán đã trở thành tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật Việt Nam.

Được tạc cách đây gần 300 năm dưới thời Tây Sơn nhưng bộ tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương (Hà Nội) luôn được các nhà nghiên cứu đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình giàu cảm xúc, sống động. Bộ tượng các vị Tổ đầu tiên của Phật giáo có ở chùa Tây Phương đã trở thành kiệt tác nghệ thuật mang đậm hồn cốt Việt và là những bảo vật vô giá của Phật giáo Việt Nam.

Trái với sự tĩnh tại mang tính quy ước thường thấy ở tượng Phật giáo Việt Nam, tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương lại mang dáng vẻ cực kỳ sinh động…

Cùng điểm qua những nét chính của 18 bức tượng này nhé.

hình ảnh

1. Tôn giả Ca Diếp (Mahakasyapa): Theo tích truyện Phật giáo, Tôn giả Ca Diếp là con một gia đình Bà La Môn, song từ bỏ dòng dõi để tu theo Phật. Trước khi xuất gia, ông làm thợ kim hoàn, nên tượng ông có đeo nhiều trang sức.

hình ảnh

2. Tôn giả A Nan (Ananda): Tổ A Nan là người nhớ và đọc lại tất cả kinh Phật, nên được tạc trong tư thế ôm bộ kinh sách. Ông là tượng trưng của các vị thánh hiền truyền giáo.

Tên gọi A Nan có nghĩa là vui mừng, hoan hỉ. Vì vậy khuôn mặt của ông mang nụ cười hể hả biểu hiện bản chất của tên gọi này.

Trong 18 vị La Hán của chùa Tây Phương, Tổ Ca Diếp cùng Tổ A Nan được đặt ngay trên bàn thờ chính điện, 16 vị còn lại bày trong chùa Thượng.

hình ảnh

3. Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa): Thương Na Hòa Tu là một nhà truyền giáo lớn của Phật giáo thời sơ khởi. Sự nghiệp của ông gắn với một câu chuyện mang đậm tính triết lý với người học trò là Ưu Ba Cúc Đa.

Tượng Thương Na Hòa Tu ở chùa Tây Phương mô tả ông đang quan sát và suy nghĩ về Ưu Bà Cúc Đa, dáng vẻ suy tư, chìm sâu vào triết lý

hình ảnh

4. Ưu Bà Cúc Đa (Upagupta): Ưu Bà Cúc Đa là đệ tử của Thương Na Hòa Tu. Tương truyền mỗi khi cứu độ được một người thì ông bỏ một thẻ tre vào trong hang. Về sau hang đá đầy đến tận nóc.

Tượng ông tay trái cầm một cuộn sách, tay phải cầm một thẻ tre (đã bị mất), được tạo dáng ngồi nhấp nhổm rất sinh động.

hình ảnh

4. Ưu Bà Cúc Đa (Upagupta): Ưu Bà Cúc Đa là đệ tử của Thương Na Hòa Tu. Tương truyền mỗi khi cứu độ được một người thì ông bỏ một thẻ tre vào trong hang. Về sau hang đá đầy đến tận nóc.

Tượng ông tay trái cầm một cuộn sách, tay phải cầm một thẻ tre (đã bị mất), được tạo dáng ngồi nhấp nhổm rất sinh động.

hình ảnh

6. Di Giá Ca (Michakha): Sư tổ Di Giá Ca là người đã truyền bá Phật pháp ở rất nhiều vùng đất khác nhau. Tượng ông được tạo hình với thế đứng, khuôn mặt biểu lộ sự ngạc nhiên, như phía trước có cảnh lạ hay đang tranh luận với ai đó.

Đây là một trong những bức tượng thể hiện cảm xúc sống động nhất trong các tượng La Hán chùa Tây Phương.

hình ảnh

7. Bà Tu Mật (Vasumatra): Sư tổ Bà Tu Mật khi chưa xuất gia nổi tiếng là người thích kết giao bạn bè, thơ ca, uống rượu, ăn mặc lịch sự…

ng của ông được tạc trong tư thế cung kính niệm phật, miệng đang chào hỏi, cầu phúc cho người đối diện, quần áo trang phục chỉnh tề đẹp đẽ.

hình ảnh

8. Phật Đà Nan Đề (Bouddhanandi): Sư tổ Phật Đà Nan Đề là người có tài biện luận, giỏi ăn nói, sống thoải mái. Tượng ông được tạo hình rất sinh động, dáng người béo tốt, người ngả ra sau thoải mái, tay cầm cái que đang ngoáy tai, quần áo xuề xòa buông thõng.

Khuôn mặt tượng mang đầy nét hoan hỉ, ung dung tự tại.

hình ảnh

9. Phật Đà Mật Đa (Bouddhamitra): Tương truyền, Sư tổ Phật Đà Mật Đa đến 50 tuổi vẫn không nói, không đi ra khỏi nhà, vì chưa nghe được điều gì hay cả, cho đến khi Phật Đà Nan Đề đến tận nhà truyền pháp.

Vì thế tượng tạc lúc ông đã lớn tuổi, nhưng lần đầu mới được ngộ giáo lý, thể hiện qua việc đọc cuốn sách, mặt mũi hân hoan.

hình ảnh

10. Hiệp Tôn Giả (Parsva): Sư tổ Hiệp Tôn Giả luôn tu hành và du hành không bao giờ ngừng nghỉ, không cả đặt lưng ngủ. Truyền thuyết kể khi ông đang đứng tựa một gốc cây thì nhận ra từ xa chú bé sẽ là bậc thánh…

Ông đã thuyết pháp cho chú bé ngay dưới gốc cây, về sau chú bé trở thành Sư tổ Phú Na Dạ Xa. Tượng ông được tạo hình ôm lấy thân cây là dựa trên tích truyện này.

hình ảnh

11. Mã Minh (Asvagosha): Theo truyền thuyết, Sư tổ Mã Minh thì có thể thuyết pháp giáo hóa cho cả các loài động vật. Bức tượng của chùa Tây Phương tạc ông đang thuyết pháp cho Rồng.

Trong thực tế, Tổ Mã Minh là một nhà thơ, triết gia nổi tiếng ở khoảng thế kỉ 1, là một trong 4 thánh triết trụ cột của Phật giáo Đại thừa.

hình ảnh

12. Ca Tỳ Ma La (Capimala). Sư tổ Ca Tỳ Ma La vốn theo tà giáo, đã có tới 3000 đồ đệ, thông hiểu các dị thuyết, sau được Tổ Mã Minh khuất phục rồi lại truyền thừa y bát cho làm Tổ kế nghiệp.

Tượng Ca Tỳ Ma La được tạo hình với con rắn quấn quanh. Theo truyền thuyết, có lần mãng xà cuốn quanh thân ông muốn ăn thịt, nhưng Tổ thuyết pháp khiến rắn cũng kính ngưỡng, lại chỉ dẫn ông một bậc thánh còn ẩn trong rừng là Long Thụ. Ca Tỳ Ma La thuyết pháp và truyền cho Long Thụ.

hình ảnh

 Theo truyền thuyết thì Phật Thích Ca cất bộ kinh Hoa Nghiêm ở Long cung dưới đáy biển trong 600 năm. Long Thụ đã dùng thần thông xuống tận Long cung lấy bộ kinh đó. Vì vậy, cạnh tượng Long Thụ có con rồng đội kinh là để mô tả truyền thuyết này

hình ảnh

14. La Hầu La Đa (Rahulata): Sư tổ La Hầu La Đa xuất thân trong gia đình trưởng giả giàu có, ăn sung mặc sướng. Tượng ông là tượng duy nhất đội khăn nhà giàu trên đầu, cầm gậy thể hiện uy thế, móng tay rất dài, là biểu thị của người thuộc tầng lớp cao quý.

Trái với trang phục phú quý, khuôn mặt tượng mang vẻ đăm chiêu, khổ não, như đang suy tư về bản chất cõi đời. Đây được đánh giá là pho đẹp nhất trong toàn bộ 18 tượng La Hán chùa Tây Phương.

Bên cạnh tượng có con hươu nghe thuyết pháp.

Nguồn: Hoovada Việt Nam