Sochi - nỗi ám ảnh 'Athens thứ hai' của kinh tế Nga


Hàng loạt công trình được Nga xây dựng phục vụ Thế vận hội đang trong tình trạng bỏ hoang, làm dấy lên mối lo Sochi giẫm vào vết xe đổ của các thành phố chủ nhà Olympic trước đây.


Olympic Sochi - cuộc chơi đắt đỏ của kinh tế Nga


Kinh tế Nga bên bờ khủng hoảng


Nga đã chi kỷ lục 51 tỷ USD để chuẩn bị cho kỳ Thế vận hội lần này. Con số này vượt qua mức 40 tỷ USD mà Trung Quốc chi cho Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008 và gấp ba lần Olympic London 2012. Các nhà chức trách kỳ vọng khoản đầu tư này sẽ biến Sochi thành thành phố du lịch lớn.


Tuy nhiên, giới chuyên gia lại tỏ ra không tin tưởng vào việc này. “Họ dường như không có bất kỳ kế hoạch thực sự nào cho sau này. Cộng với việc Sochi có nhiều bất lợi về địa lý và chính trị, tương lai của thành phố này có vẻ không được tốt”, David Wallechinsky - Chủ tịch Hội đồng Quốc tế nghiên cứu lịch sử Olympic cho biết trên The Verge.


Sochi-9-2928-1395981243.jpg


Nhiều công trình của Sochi đang bị bỏ hoang và xuống cấp. Ảnh: BlogSochi


>> Hình ảnh bỏ hoang của Sochi sau Olympic


Hàng loạt công trình được xây dựng phục vụ Olympic, như làng vận động viên, nhà thi đấu, sân vận động đang trong tình trạng vắng vẻ, hoang tàn do không được sử dụng. Dù một số địa điểm đã được lên kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng, như trung tâm truyền thông thành trung tâm thương mại, Chính phủ Nga nhìn chung vẫn chưa có chính sách cụ thể. Alexander Valov – phóng viên của BlogSochi đã gọi nơi này là “thành phố chết”.


Giới phân tích đang lo ngại Sochi sau Olympics sẽ đi theo vết xe đổ của Athens (Hy Lạp) hay Montreal (Canada). Các thành phố này đã chi cả núi tiền để xây dựng cơ sở vật chất cho vận động viên, người hâm mộ và giới truyền thông. Nhưng những công trình này hầu như không được sử dụng sau đó và ngày càng xuống cấp, khiến họ ngập chìm trong các khoản nợ khổng lồ.


Montreal đã phải mất 30 năm mới trả hết số nợ vay để xây Sân vận động Olympic. Còn Olympic Athen được coi là nguyên nhân đẩy Hy Lạp vào cuộc khủng hoảng nợ kéo dài cho đến tận hôm nay. Lạm chi cho Olympic đã làm tăng nợ công và thâm hụt ngân sách của nước này.


Một nghiên cứu năm 2012 của Đại học Chicago cũng so sánh các thành phố đăng cai Olympic và các địa điểm khác. Họ nhận thấy không có sự khác biệt đáng kể trong tăng trưởng du lịch, dịch vụ tài chính hay xây dựng.


Những thành phố không bị ảnh hưởng vì Olympic là những nơi có kế hoạch tái thiết và đầu tư mạnh vào các công trình không liên quan đến thể thao. Atlanta đã cải tiến sân bay, mở rộng đường cao tốc để chuẩn bị cho Thế vận hội 1996. Sau đó, họ đã biến sân vận động Olympic thành sân thi đấu bóng bầu dục cho đội tuyển thành phố. Còn London chuyển các khu ký túc xá cho vận động viên thành chung cư cao cấp. Họ cũng xây nhiều công trình tạm thời, để có thể dễ dàng gỡ bỏ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng sau Olympic.


Những người tổ chức Sochi cho rằng Thế vận hội sẽ thay đổi kinh tế khu vực này, thông qua du lịch. Tuy nhiên, một báo cáo tháng trước của Moody’s cho thấy chi phí duy trì cơ sở vật chất cho Sochi có thể sẽ vượt quá doanh thu du lịch tại đây, trừ phi khách tới Sochi tăng gấp đôi.


Dù vậy, việc này cũng vẫn là một thách thức lớn. Khách du lịch Mỹ và châu Âu sẽ chọn những địa điểm gần nhà hoặc các nước không cần visa. Sochi cũng nằm gần nơi thường xảy ra xung đột sắc tộc và tôn giáo.


Với kinh tế Nga nói chung, Moody’s nhận định kỳ Olympic này sẽ không thể thúc đẩy tăng trưởng cả nước trong dài hạn. Hôm qua, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cảnh báo kể cả Olympic Sochi có bất kỳ ảnh hưởng tích cực nào, căng thẳng gần đây giữa Nga và phương Tây cũng vẫn khiến kinh tế nước này đi xuống. WB dự đoán Nga có thể tăng trưởng -1,8% năm nay, kể cả không có các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ và châu Âu.


Hà Thu


65 người


Tweet



Xem nhiều nhất


Nông dân trồng rau miền Tây lỗ nặng


Nông dân trồng rau miền Tây lỗ nặng Giá vàng hướng tới tháng giảm 600.000 đồng Dưa hấu ứ ở cửa khẩu khiến nông dân khóc ròng Ngành chăn nuôi lỗ 27.000 tỷ đồng Bầu Thụy muốn bán hết cổ phiếu Chứng khoán Xuân Thành


TAGS: Sochi, Nga, Olympic, Thế vận hội



Ý kiến bạn đọc (3)Xếp theo số người thích


sap toi co viet nam o asiad 19 nua.


Trả lời| Thích6vsp - 45 phút trước



Ai muốn tổ chức Asiad thì nên xem lại bài này! Tôi không tán thành việc xem Asiad là nơi để nâng cao vai trò, vị trí của VN trên trường quốc tế, có mà thành con nợ thế giới thì đúng hơn. À không, nợ trầm trọng chứ!


Trả lời| Thích4Ichigo - 49 phút trước



Mong là "các cụ" trông người mà nghĩ tới ta.


Trả lời| Thích2IT_25 - 37 phút trước



http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/sochi-noi-am-anh-athens-thu-hai-cua-kinh-te-nga-2970278.html