Bóng đá là một trận đấu có nhịp độ rất nhanh do đó đối với các cầu thủ không chỉ đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, thể lực mà còn ở yếu tố tâm lý. Những áp lực trên sân đều có thể khiến cho họ dễ đánh mất sự bình tĩnh của mình.  

Nhưng dù là với lý do nào đi chăng nữa thì nếu bạn là một cầu thủ, bạn cần học cách giữ bình tĩnh khi đá bóng để tránh được những sai lầm đáng tiếc và hỗ trợ tốt nhất cho đồng đội của mình.

Vậy bí quyết ở đây là gì?

Nguồn :coppy 

Không ăn no trước khi vào sân

Thực tế, sau khi ăn no máu sẽ dồn xuống hệ tiêu hóa tạo ra một “cuộc chiến” giữa cơ bắp và dạ dày để tăng cường co bóp thức ăn. Và dĩ nhiên, khi cơ thể vận động nhiều, thì cơ bắp sẽ là kẻ chiến thắng. Điều đó khiến cho dạ dày hoạt động khó khăn hơn. Hậu quả là, các cầu thủ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng ì ạch trên sân, đau bụng thậm chí là tiêu chảy và bị chuột rút. 

Không những thế, ăn no thường làm cho chúng ta có cảm giác buồn ngủ mau chóng do tuyến tụy giải phóng insulin và metatonin. Khi lượng insulin tăng cao, nó sẽ kích thích việc sản xuất serotonin – chất dẫn truyền thần kinh gây ra cảm giác buồn ngủ. Khi đó não bộ sẽ chuyển về trạng thái thư giãn, các cầu thủ có xu hướng phản ứng kém và thiếu tập trung gây ra sự mệt mỏi và sa sút về tâm lý. 

Cố gắng duy trì thể lực suốt trận đấu

Một trận đấu hiếm khi chỉ kéo dài đúng 90 phút, số thời gian bù giờ và hiệp phụ (nếu có) sẽ là thử thách đầy mệt mỏi. Do đó, dù hết mình nhưng vẫn cần phải giữ sức cho những giây phút cuối cùng.

Ví dụ, nếu bạn là một hậu vệ cánh phải và trái bóng hiện thời đang là sự tranh chấp của ở khu vực sát khung thành của đối thủ thì có lẽ bạn không cần thiết phải quá vội vàng. Tất nhiên, tâm lý phòng thủ luôn cần, nhưng bạn có thể di chuyển chậm trên sân và không cần chạy quá nhiều để giữ sức cho những màn bảo vệ quan trọng.

Một vài trận đấu có thể diễn ra vào thời điểm nắng nóng. Chắc chắn bạn sẽ đổ rất nhiều mồ hôi và tăng cao thân nhiệt.  Kèm theo đó là sự mệt mỏi dễ khiến người ta nóng giận dẫn đến khó kiềm chế cảm xúc của bản thân. Vì vậy bạn luôn cần bổ sung nước lọc để điều hòa thân nhiệt và lấy lại sự tỉnh táo của mình.

Hơn nữa, giữ nhịp thở trong khi chạy là một cách giữ bình tĩnh khi đá bóng rất hữu ích. Thở nhanh sẽ làm các neuron đánh thức não bộ phản ứng, khiến con người luôn trong trạng thái lo lắng và hoảng loạn. Như vậy, nếu hít thở sâu và điều hòa nhịp thở thì các dây tế bào thần kinh sẽ không có cơ hội đưa tín hiệu đến trung tâm phản ứng của não nộ, từ đó não bộ không bị kích động thì bạn sẽ bớt căng thẳng và bình tĩnh hơn.

Kiểm soát ngôn ngữ cơ thể

Sự mất bình tĩnh trên sân cỏ thường là những biểu hiện tiêu cực như quát tháo, phỉ báng hoặc lao vào đánh đối phương. Đôi khi, nó cũng là thái độ thờ ơ với trái bóng, các cầu thủ có xu hướng nản chí, không chịu lao vào cướp bóng. Nếu bạn không vui và nuông chiều cảm xúc thì chính bạn là người có khả năng làm ảnh hưởng tới thành tích của đội mình. 

Nguy hiểm hơn, những tâm lý tồi tệ này có thể lan truyền đến đồng đội rất nhanh chóng. Khi một người mất kiểm soát, một vài người khác cũng sẽ bắt đầu có những cảm xúc và hành vi tương tệ như vậy, tâm trạng thất vọng và không khí cẳng thẳng sẽ tăng thêm.

Vì vậy ,lời khuyên là hãy cố gắng giữ một cái đầu lạnh, nghe theo chiến thuật của huấn luyện viên. Trước những tình huống “nóng máu” bạn nên hít một hơi thật sâu để kiểm soát ngôn ngữ cơ thể của bản thân. Chúng ta phải luôn tập suy nghĩ tích cực và  tôn trọng tất cả những người trên sân và cả chính cả bản thân mình. Đây chính là chìa khóa cốt lõi để xây dựng nên một người cầu thủ tài năng và có nhân cách tốt.

Giữ kết nối và kỷ luật

Đội hình sẽ trở nên rời rạc, lẻ tẻ nếu như các cầu thủ không thể kết nối được với nhau. Chúng ta không thể nhìn về mọi phía, thế nên mỗi người đều có một điểm “chết” mà mình không nhìn thấy, không cảm nhận được. Do đó, các cầu thủ phải trở thành tai mắt của nhau, giao tiếp với nhau để nắm được mọi diễn biến trên sân. Từ đó, góp phần hạn chế những pha bóng hoặc tình huống cản phá bất ngờ, giúp cho người chơi xử lý bình tĩnh hơn.

Những tình huống phạm lỗi là điều khó tránh khỏi trong một trận bóng. Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng sau khi mắc sai lầm là đừng cố tranh cãi với trọng tài hoặc làm cho sai lầm đó nghiêm trọng hơn. Vì đơn giản, bạn có thể nhận về một chiếc thẻ phạt bất cứ lúc nào. Những hành động sai được lặp lại nhiều lần thể hiện cho một sự kỷ luật yếu kém của người chơi, thiếu bình tĩnh và tỉnh táo. 

Không gây áp lực quá lớn cho bản thân

Khi mà sức nóng của sự cạnh tranh tăng cao, chắc chắn cầu thủ nào cũng đều phải chịu đựng áp lực dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn chiến đấu lại được với cảm xúc của mình không để cho bản thân bị lo lắng thì bạn sẽ thể hiện được tốt nhất phong độ của mình.

Một trong những sai lầm lớn nhất về mặt tinh thần mà các cầu thủ còn non kinh nghiệm thường mắc phải đó chính là họ tự đặt ra tỷ số sau cùng của trận đấu và lấy nó làm mục tiêu thi đấu. Nhưng thật trớ trêu thay là kết quả lại không như họ mong đợi. Những người có niềm tin rằng giá trị của họ nằm ở thành tích mà họ tạo ra, thì rất khó để họ có thể chơi tốt trong các trận đấu. Nếu bạn tự tạo ra một cuộc đua quá quan trọng, bạn gây áp lực quá lớn cho bản thân, nếu bạn quá nghiêm túc, thì các kỹ năng thi đấu trên sân cũng dần biến mất.

Vì vậy, nếu muốn thể hiện tốt và giữ được bình tĩnh, bí quyết chính là sự vui vẻ, chúng ta phải tham gia vào trò chơi và tận hưởng nó với các đồng đội khác của mình. 

Những cầu thủ như Jack Wilshere (West Ham), Xavi (Barcelona) rất được ngưỡng mộ bởi vì họ chơi với yếu tố bình tĩnh đó. Họ có thể luôn làm chậm nhịp độ của trận đấu và tạo những đường chuyền thông minh. Những cầu thủ này hiếm khi mất đi quyền kiểm soát bóng và hầu như họ thường là những nhân vật chủ chốt bắt đầu cho một cuộc tấn công.

Lần tới, trước khi bạn tham gia vào một trận bóng đá với tư cách là một cầu thủ, khi bạn thấy lo lắng và dần mất đi bình tĩnh, hãy thở sâu và dành một chút thời gian để suy nghĩ về sự bình tĩnh quan trọng thế nào đối với bóng đá nhé!