Từ 5 đến 6 tháng sau khi sinh, trẻ sẽ bước vào giai đoạn ăn dặm. Khi đó, lượng sữa mẹ và sữa – từng là nguồn dinh dưỡng của con sẽ giảm đi, dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng. Trong số đó, “Sắt” là chất không thể thiếu để duy trì sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nhưng đây được cho là chất dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt trong giai đoạn ăn dặm. Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ những triệu chứng thường xảy ra do thiếu sắt ở trẻ nhỏ và những lưu ý để bổ sung sắt kèm với thực đơn hằng ngày cho con.

Các triệu chứng thiếu sắt

Khi bé bị thiếu sắt, cơ thể sẽ liên tục bị thiếu oxy, năng lượng không được đưa vào cơ thể một cách hiệu quả khiến cơ thể khó phát triển. Ngoài ra, cảm xúc của bé cũng có xu hướng không ổn định, có thể dẫn đến tâm trạng không tốt và dễ nổi cáu. Bên cạnh đó, việc thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu trong cơ thể. 

Thực đơn bổ sung chất sắt trong giai đoạn ăn dặm

Đối với trẻ sơ sinh đến khoảng 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể và lượng sắt có thể thu được từ việc bú sữa mẹ là đủ. Tuy nhiên, khi bắt đầu ăn dặm từ khoảng 7 đến 8 tháng tuổi, lượng sữa mẹ và sữa ngoài giảm xuống để kết hợp bổ sung các bữa ăn. Và việc trẻ chưa quen các món ăn và không chịu ăn đầy đủ các món trong bữa có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt.

hình ảnh

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ ăn dặm từ 9 đến 11 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu được lấy từ các bữa ăn hằng ngày. Khi trẻ lớn hơn, lượng sắt cần thiết để xây dựng một cơ thể khỏe mạnh sẽ tăng lên, vì vậy mẹ cần xem xét một thực đơn bổ sung chất sắt thường xuyên để con phát triển thuận lợi. 

Thực phẩm nào giàu chất sắt có thể bổ sung cho giai đoạn ăn dặm của trẻ?

Vậy những loại nguyên liệu nào thực sự có tác dụng bổ sung sắt? Hãy tham khảo danh sách dưới đây: 

■Thực phẩm giàu chất sắt có thể sử dụng trong giai đoạn ăn dặm của trẻ

・Thịt cá đỏ


・Các sản phẩm từ đậu và đậu nành


・Trứng


・Rau đay(Jew’s mallow)


・Cải bó xôi(spinach)


・Bông cải xanh


・Hẹ(Chinese Chives)


・Đậu hà lan


・Tảo biển(seaweed)


・Rong biển(laver)


・Gan(liver)                  

Trong các thực phẩm trên, ngoài chất sắt, “Gan” còn chứa nhiều vitamin A. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ cần cân nhắc lượng sử dụng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

hình ảnh

Những điều cần lưu ý để cơ thể hấp thụ tốt chất sắt

Để có được chất sắt hiệu quả từ thực phẩm, điều quan trọng là phải ăn thịt và rau một cách cân bằng. Sắt có đặc điểm dễ hấp thu khi dùng chung với protein và vitamin C.

Đặc biệt, sắt có trong thực vật như rau khó hấp thụ hơn so với sắt có trong động vật như thịt, cá. Vì vậy, để hấp thụ hiệu quả chất sắt có trong thực vật, mẹ cần lưu ý phải cho trẻ ăn cùng với thịt, cá, đậu nành,… có chứa protein.

Mặc dù nói rằng thực phẩm từ động vật như thịt và cá được cho là có tỷ lệ hấp thụ sắt tốt, vẫn cần ăn kết hợp cùng các loại rau để cơ thể có đủ vitamin C cần thiết.

Kết hợp nhiều món ăn, đem đến bữa ăn dinh dưỡng cho bé

Sắt có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì vậy mẹ hãy cố gắng chế biến đa dạng các món ăn cho trẻ nhé! Bắt đầu từ những món dễ ăn và thường xuyên thay đổi món ăn sẽ giúp con thích thú hơn trong bữa ăn hằng ngày. Từ đó, mẹ sẽ không cần lo ngại về việc thiếu sắt ở trẻ nữa!