Trước khi bắt đầu hành trình ăn dặm cho con, chắc hẳn ngoài việc lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp thì các mẹ sẽ còn phải băn khoăn rất nhiều về lựa chọn dụng cụ chế biến ăn dặm phù hợp với phương pháp ăn dặm mà mình đã chọn. 

Bộ dụng cụ chế biến cho phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống

  1. Chày và cối: dùng để giã hoặc nghiền nát thực phẩm như thịt, cá,…
  2. Bát trộn: dùng để trộn nhiều loại thực phẩm với nhau sau khi đã test dị ứng cho bé.
  3. Rây lọc: dùng để lọc và loại bỏ bã thực phẩm sau khi đã giã hoặc nghiền nát.
  4. Đĩa mài: dùng để mài nhuyễn các loại thực phẩm như củ quả, trái cây. Đĩa mài được làm từ rất nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng làm từ gốm sứ sẽ dễ mài và cũng dễ vệ sinh hơn các loại khác.
  5. Dụng cụ vắt: dùng để vắt cam, quýt hoặc một số loại quả có múi sẽ được vắt ra dễ dàng mà không sợ lãng phí.
  6. Nồi, cốc nấu cháo: bạn không cần phải trực tiếp nấu mà vẫn có cháo cho bé ăn bằng cách nấu chung với nồi cơm của gia đình.                     

Bộ dụng dụng chế biến cho phương pháp ăn dặm BLW (ăn dặm bé chỉ huy)

  1. Dao răng cưa: dùng để cắt rau củ, trái cây cho bé dễ cầm nắm khi mới bắt đầu ăn dặm.

2. Nồi hấp/xửng hấp: dùng để hấp rau củ, các loại thịt và một số loại trái cây cứng như lê, táo,…

Các dụng cụ ăn dặm khác cần thiết cho tất cả các phương pháp ăn dặm

Ngoài ra dù là phương pháp ăn dặm nào thì các mẹ cũng cần chuẩn bị thêm một số các dụng cụ cho trẻ ăn dặm khác như sau:

  1. Cốc đo lường: rất tiện lợi khi đong gạo và đong nước. Bạn chỉ cần cốc có dung tích 200ml và có vạch chia rõ ràng, dễ sử dụng.

2. Khay, hộp trữ đông: dùng để trữ thức ăn cho bé vì thường bé ăn 1 lượng rất ít và các mẹ lại quá bận rộn thì có thể làm số lượng nhiều khi nào cần chế biến hoặc cho bé ăn thì rã đông sẽ tiết kiệm được thời gian hơn. Loại này có nhiều kích cỡ khác nhau nên bạn có thể lựa chọn phù hợp với tháng tuổi của bé và lượng thức ăn.

3. Máy xay: dùng để xay nhuyễn thịt, cá, rau củ,… Mẹ nên chọn máy xay có kích thước vừa phải vì lượng thức ăn của bé không nhiều. Máy xay nên có chi tiết đơn giản để dễ vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.

4. Nồi nhỏ: do bé ăn với một lượng rất ít nên một cái nồi nhỏ sẽ dễ dàng sử dụng hơn và mình không khuyên dùng loại nồi có chất liệu chống dính.

5. Chảo nhỏ: dùng để chiên, rán thịt, trứng, cá, làm bánh pancake,… Bạn nên chọn loại chảo nhỏ, nhẹ, dễ sử dụng và chỉ dùng để nấu đồ ăn dặm cho bé.

6. Đồng hồ hẹn giờ: giúp mẹ căn chính xác thời gian nấu ăn cho bé. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm thì việc thức ăn cần được nấu chín, đúng thời gian là rất quan trọng.

Ngoài ra mẹ nên quy định 1 bữa ăn chỉ tối đa 30 phút, khi bé đã lớn con thường dễ mất tập trung hơn trong ăn uống khiến bữa ăn kéo dài lê thê thì mẹ cần áp dụng đồng hồ để giúp con ăn nhanh và tập trung hơn.