Trẻ 3 tuổi bắt đầu được đi học mẫu giáo nên con tiếp xúc với môi trường mới và các bạn bè nhiều hơn. Vì thế, tăng đề kháng cho trẻ là điều vô cùng quan trọng giúp con phát triển khỏe mạnh và phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Mẹ hãy theo dõi cách tăng đề kháng cho trẻ 3 tuổi dưới đây nhé!

1. Lý do mẹ cần tăng đề kháng cho trẻ

hình ảnh
Sức đề kháng kém khiến trẻ dễ mắc các bệnh ốm vặt.

Khi trẻ bước sang tuổi thứ 3, trẻ đã có thể được gửi vào lớp mẫu giáo cùng những bạn nhỏ đồng trang lứa khác. Việc thay đổi môi trường sinh hoạt và học tập, tiếp xúc với các bạn khác không tránh khỏi việc trẻ hay gặp các vấn đề về sức khỏe như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm,… Do đó, mẹ cần chú ý tăng sức đề kháng cho bé để bảo vệ bé khỏe mạnh.

Sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus… Khi sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm, cơ thể dễ mệt mỏi, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và chậm phát triển hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ tăng đề kháng cho trẻ 3 tuổi hiệu quả. Mẹ cùng theo dõi tiếp nhé!

2. Cách tăng đề kháng cho trẻ 3 tuổi

hình ảnh
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp bé ăn ngon, tăng sức đề kháng.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ ăn uống của trẻ cần đảm bảo đầy đủ, cân đối 4 nhóm chất gồm chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất. Đây là nhân tố dinh dưỡng góp phần quan trọng để xây dựng sức đề kháng ngày một vững chắc. Việc mẹ kết hợp đa dạng thực phẩm cho các món ăn sẽ cung cấp cho bé những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, đồng thời giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ bé khỏi nguy cơ bệnh tật.

Đặc biệt, mẹ đừng quên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhé. Chất xơ và vitamin trong rau quả, trái cây không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, làm sạch hệ đường ruột mà còn giúp cơ thể tái tạo mạnh mẽ, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho trẻ

- Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, phục hồi nhanh chóng tế bào bị tổn thương và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mẹ có thể bổ sung Vitamin C qua các loại hoa quả họ cam, quýt, chanh, bưởi…

- Vitamin A giúp duy trì thị lực khỏe mạnh, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và các cơ quan, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, rau ngót…


- Các khoáng chất như kẽm, selen có công dụng kháng vi rút, tăng sức đề kháng cho bé, góp phần duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Thịt bò, cá, hải sản, các loại rau xanh đậm, ngũ cốc… là những thực phẩm chứa nhiều những khoáng chất này.

Tuy nhiên, trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm mẹ nên lưu ý không quá quá kĩ, hoặc nấu nhiều trữ thức ăn lâu trong tủ lạnh… Bởi những việc này sẽ khiến lượng dinh dưỡng bị hao hụt đi rất nhiều khiến cơ thể trẻ không được hấp thu dưỡng chất. Do đó, mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ 3 tuổi và nâng cao sức khỏe cho bé.

  • Mẹ nên kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ 3 tuổi

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ các thảo dược lành tính: như hồng sâm, khúng khiếng, thảo quả,… và kết hợp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin C, vitamin D,…. Đây đều là dưỡng chất cần thiết có công giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe cho bé. Thêm vào đó, mẹ cần tìm hiểu kĩ và lựa chọn đúng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thương hiệu uy tín để đảm bảo tính an toàn và giúp tăng đề kháng tối ưu cho trẻ.

  • Duy trì môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
hình ảnh
Hướng dẫn bé rửa tay là cách tăng đề kháng cho trẻ 3 tuổi. 

Môi trường bụi bẩn và ẩm mốc là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển. Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng hiệu quả và bền vững, việc chủ động vệ sinh cá nhân và môi trường sống là rất quan trọng. Giai đoạn trẻ 3 tuổi, bé đã có sự độc lập hơn và rất tò mò về thế giới xung quanh, bé hay có những trò chơi ngoài trời và vận động nhiều hơn.

Bởi vậy, mẹ hãy rèn luyện thói quen cho trẻ vệ sinh tay sau khi chơi, trước và sau khi ăn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài nhé.

  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ốm

Việc lạm dụng hay tùy ý sử dụng thuốc kháng sinh khi con nhỏ bị ốm sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc hay còn gọi là kháng thuốc. Điều này dễ khiến sức đề kháng của trẻ ngày càng kém hơn, mỗi lần ốm sau đó càng phải dùng liều kháng sinh nặng hơn. Vậy nên, mẹ cần đưa bé thăm khám bác sĩ mỗi khi bé ốm và tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn, điều trị mà bác sĩ kê đơn. Không tự ý mua và không tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ khi trẻ tái phát bệnh các mẹ nhé!

Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!