Đây là câu hỏi mà nhiều người khi nghe đến khái niệm tiểu đường thai kỳ đều thắc mắc, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose trong máu khiến cho nồng độ glucose máu luôn ở mức cao hơn so với ngưỡng bình thường, nó khởi phát và được phát hiện trong giai đoạn thai kỳ, và tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh từ 4 đến 6 tuần. Do đó đối với những người không đi khám thai và không làm những xét nghiệm máu sẽ không phát hiện ra tình trạng này


Tiểu đường thai kỳ có nguyên nhân và biểu hiện như thế nào:


Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được giải thích, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những điều kiện có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, Khi mang thai, mẹ cần nhiều năng lượng cho cơ thể hơn mức bình thường, do đó mẹ sẽ dung nạp đường nhiều hơn, dẫn đến lượng đường trong máu luôn duy trì ở nồng độ cao. Vậy mẹ bầu cần lưu ý những dấu hiệu gì có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

hình ảnh

Dấu hiệu của người tiểu đường thai kỳ và người mắc bệnh tiểu đường mãn tính thường không có sự khác biệt, người tiểu đường thường có triệu chứng đi tiểu rất nhiều lần, điều này là do lượng đường trong máu luôn duy trì ở nồng độ cao, buộc thận phải tăng cường đào thải nước tiểu để ổn định lượng đường huyết. Khát nước nhiều, đây là hậu quả của việc tiểu nhiều, khiến cơ thể dễ bị thiếu nước. Sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và thèm ăn, có biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là những triệu chứng kinh điển của tiểu đường thai kỳ mà các mẹ cần nên lưu ý.