Khi thai nhi kém hoặc chậm phát triển trong tử cung người mẹ thì được gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Tình trạng này có thể được phát hiện khi người mẹ đi khám thai định kỳ; và nếu sau khi sinh ra, trẻ nặng dưới 2,5kg dù sinh đủ tháng thì được xem là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.

CẦN BIẾT] Cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai theo từng tuần | Omi Pharma


Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai do nhiều nguyên nhân như mẹ sinh con khi đã hơn 35 tuổi khiến thai nhi bị tăng nguy cơ mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng khi mang thai không đủ chất, mẹ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cúm trong thai kỳ hoặc người mẹ phải lao động gắng sức trong môi trường làm việc áp lực, căng thẳng.


Suy dinh dưỡng trong bào thai có thể gây ra nhiều những biến chứng như khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, có thể bị hạ thân nhiệt nhanh và ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra, trẻ còn chậm phát triển về chiều cao và cân nặng hơn trẻ bình thường. một số trường hợp nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng và ảnh hưởng đến kích thước vòng đầu thì có thể sẽ phải chịu những di chứng về thần kinh chậm phát triển hoặc tâm thần.


Để tránh tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thì các mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung sắt trước và sau khi sinh, chế độ ăn uống phải đảm bảo chất dinh dưỡng, tránh bị căng thẳng, áp lực, không sử dụng chất kích thích khi đang mang thai và hạn chế sinh con dưới 18 tuổi hoặc trên 35 tuổi.