Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà trí não của trẻ cũng sẽ kém phát triển so với trẻ cùng lứa.





Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể làm trẻ kém tập trung, tiếp thu chậm và học tập không hiệu quả



Thiếu vi chất dinh dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ



Theo Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á – SEANUTS, có đến 50% trẻ em Việt Nam không đủ các vi chất cần thiết để phát triển trí não và chiều cao. Điều đáng nói là những biểu hiện thiếu hụt vi chất thường diễn ra rất âm thầm và khó nhận biết nên mẹ rất khó phát hiện. Về lâu dài, sự thiếu hụt này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.



Tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Quá trình phát triển trí não của trẻ bị ảnh hưởng từ những năm tháng đầu đời có thể làm trẻ kém tập trung, tiếp thu chậm hơn và học tập không hiệu quả trong những năm sau này. Trẻ cũng sẽ chậm đạt được các mốc phát triển về vận động. Trẻ có thể kém linh hoạt hơn và thậm chí lười vận động hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng nên trẻ rất dễ mắc các bệnh theo mùa, nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy.



Phòng tránh thiếu vi chất ở trẻ



Nguyên nhân khiến 50% trẻ em Việt Nam bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường thấy: do bữa ăn của trẻ chưa đa dạng thực phẩm; cách chế biến thức ăn chưa hợp lý làm hao hụt dưỡng chất; do khả năng hấp thu của trẻ kém, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao… đã khiến trẻ không có đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng nhanh cả về não bộ và chiều cao. Để phòng tránh tình trạng này, bác sĩ-chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Quỳnh Nga đã chia sẻ 5 cách đơn giản sau.



Cần cho trẻ ăn bữa ăn đa dạng (có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm chất béo là không thể thiếu). Cụ thể 8 nhóm thực phẩm này gồm: lương thực; trứng các loại; sữa và chế phẩm; thịt, cá và thủy sản; hạt thực vật giàu đạm; rau củ quả có màu sắc xanh, vàng, đỏ; các loại rau củ quả khác; dầu mỡ. Mỗi bữa ăn hằng ngày trẻ cần có 15 - 20 loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm trên.






Cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm



- Lựa chọn và sử dụng nguyên liệu tươi ngon nhất. Mẹo cho mẹ là khi chọn cá nên chọn loại có vảy xếp đều không bong tróc, mang khép và đỏ tươi, mắt trong. Chọn thịt (thịt lợn. bò, gia cầm) có màu sắc tự nhiên của thịt, sờ vào dẻo, hơi dính tay, không nhớt, không có mùi lạ. Rau củ quả chọn loại còn tươi, màu sắc đều, tự nhiên không bị dập nát, cuống còn tươi.



- Khi chế biến món ăn, mẹ nên tránh việc hầm, nấu quá lâu hoặc chiên xào ở nhiệt độ quá cao vì những vi chất như vitamin A, vitamin nhóm B… dễ mất đi trong quá trình chế biến. Sau khi hấp luộc, mẹ có thể xào qua, hoặc chao qua chất béo hoặc cho bé ăn kèm với các loại nước sốt thơm ngon.




Nên lựa chọn và sử dụng nguyên liệu tươi ngon cho trẻ




- Bổ sung sữa trong khẩu phần ăn của bé mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu canxi. Sữa là thực phẩm nguồn gốc động vật không chỉ giàu chất đạm, chất béo mà còn là nguồn vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi, phù hợp để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ trên 2 tuổi, chỉ 2-3 ly sữa mỗi ngày phù hợp với độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển trí não và chiều cao một cách tốt nhất.



- Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 30 phút mỗi ngày, vừa giúp bé hít thở không khí trong lành vừa tốt cho việc tổng hợp vitamin D cho xương và giúp tăng cường hấp thu canxi.





Bổ sung sữa trong khẩu phần ăn mỗi ngày giúp trẻ không bị thiếu vi chất







Dutch Lady cung cấp cho trẻ đúng dinh dưỡng vào đúng giai đoạn, giúp trẻ phát triển trí não và chiều cao. Truy cập www.banthancuame.com để biết thêm thông tin về dinh dưỡng cho bé.